pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 ở trẻ nhỏ: Biểu hiện, điều trị và phòng tránh
1. Biểu hiện bệnh tay chân miệng cấp độ 1 ở trẻ
Đối với trẻ bị tay chân miệng, khi mới đang ở cấp độ 1 thì các biểu hiện xuất hiện khá nhẹ như:
- Trẻ có triệu chứng sốt nhẹ, sốt khoảng 38 đến 39 độ C.
- Khi trẻ có biểu hiện mệt mỏi.
- Trên cơ thể trẻ xuất hiện các bọng nước ở da, đặc biệt xuất hiện ở miệng, mông, tay, chân.
- Theo thời gian, các vết bọng nước trên da của trẻ có thể vỡ ra, hình thành nên các vết loét và gây đau cho trẻ.
Thực chất, các vết bọng nước ở trẻ không xuất hiện quá lâu mà chỉ kéo dài khoảng 1 đến 2 tuần. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi bị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 sẽ gây ra dấu hiệu trẻ bỏ ăn, khó ăn uống.
Khi phát hiện ra trẻ có những thay đổi bất thường, đặc biệt dấu hiệu của bệnh tay chân miệng cấp độ 1 thì nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngoài các dấu hiệu chính như sốt, nổi phát ban đỏ, trẻ bỏ ăn thì bệnh tay chân miệng cấp độ 1 ở trẻ còn xuất hiện các dấu hiệu khác như:
- Trẻ bị đau nhức cơ bắp, cứng cổ và đau đầu.
- Trẻ lo lắng, bồn chồn.
- Khi trẻ đi ngủ thường xuyên bị giật mình, giấc ngủ không ngon và trẻ có thể ngủ nhiều hơn bình thường.
- Dấu hiệu trẻ quấy khóc.
- Trẻ bị chảy nước miếng vì đau họng và không nuốt được.
2. Bị tay chân miệng cấp độ 1 bao lâu trẻ khỏi bệnh?
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ xuất hiện là dấu hiệu khiến mọi cha mẹ đều lo lắng. Đặc biệt khi hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có điều trị hỗ trợ. Trong nguyên tắc điều trị tay chân miệng độ 1 trẻ cần được đảm bảo:
- Không sử dụng kháng sinh cho trẻ khi không có bội nhiễm.
- Đối với trẻ nhỏ cần theo dõi, quan sát, phát hiện sớm, thực hiện điều trị biến chứng của bệnh tay chân miệng.
- Cần đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ nâng cao sức khỏe, sức đề kháng.
- Khi trẻ bị tay chân miệng độ 1, trẻ chỉ cần thực hiện điều trị ngoại trú và cần được theo dõi tại cơ sở y tế.
- Luôn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi. Đối với trẻ đang bú sữa mẹ cần tiếp tục được bú sữa mẹ.
- Có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt cao bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ.
- Nên vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ.
- Cần cho trẻ được nghỉ ngơi, tránh các kích thích.
- Nên cho trẻ tái khám 1 đến 2 ngày trong 8 đến 10 ngày đầu tiên của bệnh. Các trường hợp trẻ bị sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi trẻ hết sốt ít nhất 48 giờ.
Khi trẻ có các dấu hiệu tay chân miệng chuyển biến độ 2 trở lên cần lập tức tái khám:
- Trẻ sốt cao trên hoặc bằng 39 độ C.
- Trẻ có dấu hiệu thở nhanh, khó thở, đi loạng choạng.
- Khi trẻ bị giật mình, đi lại lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt, khó ngủ, nôn nhiều.
- Dấu hiệu trẻ bị nổi vân tím, vã mồ hôi và tay chân lạnh.
- Khi trẻ rơi vào tình trạng co giật, hôn mê.
Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Thông thường các trường hợp tay chân miệng cấp độ 1 trẻ có thể tự khỏi mà không cần nhận điều trị, quá trình bệnh chỉ kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, vẫn cần đưa trẻ đến viện để kiểm tra tình trạng bệnh và để bác sĩ tư vấn thêm các biện pháp điều trị tay chân miệng cấp độ 1 tại nhà triệu chứng cho đến khi bệnh của trẻ khỏi hoàn toàn.
3. Điều trị tay chân miệng độ 1 cho trẻ nhỏ cần lưu ý điều gì?
Dựa theo phân độ tay chân miệng thì tay chân miệng độ 1 ở trẻ là khi bệnh vẫn còn nhẹ, dễ điều trị. Tuy nhiên, vì tay chân miệng là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc trị mà chỉ có thể điều trị hỗ trợ nên khi trẻ nhỏ bị tay chân miệng thì cần theo dõi sát tình hình bệnh, cần phát hiện sớm các yếu tố bất thường và thực hiện điều trị biến chứng.
Đối với trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 cần được theo dõi chặt chẽ để phòng các biến chứng như:
- Nhiệt độ của trẻ cần được kiểm tra thường xuyên.
- Kiểm tra xem trẻ có bị nôn, giật mình hay không?
- Theo dõi mạch, huyết áp của trẻ.
- Cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ giúp trẻ nâng cao sức khỏe.
Ngoài việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi thực hiện điều trị, thăm khám cho trẻ thì phụ huynh cần lưu ý thực hiện các phương pháp giúp giảm triệu chứng tay chân miệng cho trẻ như:
- Cho bé uống nhiều nước.
- Nên tránh các thức ăn cay, mặn, nóng,...
- Cần tránh các loại quả họ cam quýt vì có thể gây nguy cơ kích ứng mụn nước.
- Có thể cho trẻ ăn kem mềm để giảm đau rát của vết loét, không nên cho trẻ ăn kem quá lạnh.
4. Phòng tránh tay chân miệng hiệu quả bằng cách nào?
Muốn bệnh tay chân miệng không bị lây lan, các bậc cha mẹ cần chú ý:
- Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sau khi thay quần áo, tã lót cho trẻ đang bị bệnh.
- Cần rửa sạch các loại đồ chơi, các dụng cụ, đồ dùng trong nhà, đối với người bệnh nên sử dụng đồ riêng.
- Có thể sử dụng dung dịch khử khuẩn lau nhà và các bề mặt thường xuyên tiếp xúc.
- Cần cách ly với môi trường sinh hoạt, trẻ bị tay chân miệng nên không tới trường, không đến cơ quan làm việc, các nơi đông người để giảm tình trạng lây lan dịch bệnh ra bên ngoài.
Nếu trẻ có dấu hiệu bị tay chân miệng, lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám, chữa bệnh chứ không tự ý điều trị tại nhà khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu, khó kiểm soát và nặng hơn.