Bệnh thiếu máu cơ tim là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Anh Dũng
06/03/2020 - 14:30
Bệnh thiếu máu cơ tim là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Thiếu máu cơ tim rất nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của các bệnh tim mạch. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ căn bệnh thiếu máu cơ tim là gì?

1. Bệnh thiếu máu cơ tim là gì?

Bệnh thiếu máu cơ tim hay còn gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim là một bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm. Từ đó khiến cho tim không tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp đẩy máu. 

Lượng máu đến tim giảm là hậu quả của sự tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ các nhánh của động mạch tim (động mạch vành). Thiếu máu cơ tim làm giảm khả năng bơm của tim, gây tổn thương cơ tim, nhiều trường hợp có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim.

Tình trạng thiếu máu tại cơ tim xảy ra khi dòng máu di chuyển qua động mạch vành của bệnh nhân bị suy giảm hoặc cản trở. Trong khi đó, chức năng chính của hồng cầu trong máu là vận chuyển oxy đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể, bao gồm cả tim. Do đó, nếu lưu lượng máu đến tim bị suy giảm sẽ làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ tim.

Thông thường, thiếu máu cục bộ cơ tim tiến triển chậm theo thời gian do mảng xơ vữa tích tụ dần trong lòng động mạch. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xảy ra nhanh ngay lập tức khi động mạch vành bị tắc đột ngột (do cục máu đông gây nghẽn mạch).

2. Các triệu chứng thiếu máu cơ tim thường gặp

Tuy rằng đây là một căn bệnh nguy hiểm và xảy ra khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các triệu chứng thường gặp của bệnh thiếu máu cơ tim là gì? Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình có thể gặp ở bệnh nhân mắc bệnh:

- Người bệnh cảm thấy như có áp lực lên ngực khi hoạt động thể chất.

- Thường xuyên đổ mồ hôi lạnh.

- Choáng hoặc chóng mặt. 

- Buồn nôn. 

- Đau cổ.

Bệnh thiếu máu cơ tim là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh 2.

Đau cổ là triệu chứng thiếu máu cơ tim - Ảnh minh họa

- Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động. 

- Rối loạn giấc ngủ. 

- Thường xuyên mệt mỏi.

Khi bệnh thành mãn tính sẽ kèm thêm một số triệu chứng khác như:

- Đau thắt ngực. 

- Lo lắng hay hồi hộp. 

- Mệt mỏi. 

- Đau cổ.

3. Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu cơ tim

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu cơ tim có thể bao gồm những vấn đề sau:

- Bệnh động mạch vành (hay còn gọi là xơ vữa động mạch) là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thiếu máu cơ tim. Mảng xơ vữa được tạo thành chủ yếu từ cholesterol, tích tụ trên thành động mạch, cản trở sự lưu thông máu.

Bệnh thiếu máu cơ tim là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh 3.

Bệnh động mạch vành gây bệnh thiếu máu cơ tim - Ảnh minh họa

- Thiếu máu cơ tim do cục máu đông. Các mảng xơ vữa có thể bị vỡ và tạo ra cục máu đông. Cục máu đông này di chuyển trong lòng mạch máu và gây tắc mạch khi đi đến những đoạn hẹp. Từ đó dẫn đến thiếu máu cơ tim đột ngột và làm khởi phát nhồi máu cơ tim. 

- Sự co thắt tạm thời các cơ của động mạch vành cũng là tác nhân làm suy giảm lưu lượng máu, thậm chí ngăn chặn dòng chảy của máu đến cung cấp oxy cho cơ tim. Tuy nhiên, co thắt động mạch vành không phải là nguyên nhân phổ biến gây ra thiếu máu cục bộ cơ tim.

Những tác nhân gây khởi phát cơn đau thắt ngực

Những tác nhân sau đây nhiều khả năng sẽ gây khởi phát cơn đau thắt ngực ở bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim:

- Vận động gắng sức.

- Sự căng thẳng quá mức.

- Nhiệt độ lạnh.

- Sử dụng cocain.

4. Yếu tố nguy cơ gây bệnh thiếu máu cơ tim là gì?

Tuy không phải là nguyên nhân chính, nhưng những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim:

- Hút thuốc lá: Là một trong những nguyên nhân làm xơ cứng thành động mạch, hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. 

- Bệnh đái tháo đường: Đây là bệnh lý có liên quan mật thiết và làm tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ tim và hàng loạt các vấn đề về tim mạch khác. 

- Bệnh tăng huyết áp: Tăng huyết áp về lâu dài có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, làm tổn thương các động mạch vành. 

- Mức cholesterol và triglycerid trong máu tăng cao: Cholesterol và triglycerid là thành phần tạo ra mảng xơ vữa động mạch. Tình trạng tăng cao mức cholesterol xấu trong máu có thể do di truyền hoặc chế độ ăn uống giàu chất béo bão hòa. 

- Béo phì: Tình trạng thừa cân, béo phì dễ dẫn đến tiểu đường, cao huyết áp và làm gia tăng mức cholesterol trong máu.

Bệnh thiếu máu cơ tim là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh 4.

Bệnh béo phì có thể gây thiếu máu cơ tim - Ảnh minh họa

- Lười vận động: Thiếu hoạt động thể chất, lười luyện tập thể dục thao tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim.  

5. Điều trị thiếu máu cơ tim 

Để có thể điều trị bệnh thiếu máu cơ tim hiệu quả, bệnh nhân nên kết hợp linh hoạt giữa thuốc Tây y, thảo dược Đông y và lối sống lành mạnh. Trong đó, việc thực hiện một lối sống lành mạnh chính là điều kiện tiên quyết để duy trì thể trạng ổn định và tăng cường hiệu quả điều trị. 

Người bệnh cần ăn uống lành mạnh, tích cực vận động thể chất, từ bỏ các thói quen xấu, kiểm soát stress và theo dõi bệnh thường xuyên.

Ngoài ra, để điều trị bệnh thiếu máu cơ tim theo Tây y, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc Nitrat và Betaloc, có tác dụng giãn mạch, giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim và giảm các cơn đau thắt ngực.

Khi sử dụng thuốc Tây y, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng thời gian và liều lượng của bác sĩ đã chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý dừng thuốc đột ngột, điều này có thể làm xuất hiện các triệu chứng trầm trọng hơn, thậm chí là gây đột tử.

Trong trường hợp dùng thuốc không giúp cải thiện lưu lượng máu qua mạch vành, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp và phẫu thuật như nong mạch và đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

6. Biến chứng của bệnh

Thiếu máu cơ tim là một căn bệnh nguy hiểm vì luôn tiềm ẩn rủi ro, tuy nhiên, không phải ai cũng biết những biến chứng có thể xảy ra của bệnh thiếu máu cơ tim là gì?

Bệnh thiếu máu cơ tim không chỉ gây ra những cơn đau thắt ngực làm ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng sống của người bệnh mà nó còn có thể đẩy người bệnh vào tình thế nguy hiểm bất cứ lúc nào do những biến chứng sau đây:

- Làm tổn hại đến cơ tim dẫn tới suy tim. làm giảm khả năng bơm máu hiệu quả đến các cơ quan trong cơ thể. Tổn thương ngày càng khiến tim dần suy yếu và không còn bơm máu hiệu quả và làm xuất hiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực, ho, phù.

- Bệnh thiếu máu cơ tim cũng gây ảnh hưởng đến hệ thống điện tim, khiến nhịp tim đập bất thường. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tim suy yếu, có thể đe dọa tính mạng. Nguy hiểm nhất vẫn là cơn rung thất xuất hiện ngay sau khi cơn thiếu máu cơ tim cục bộ xảy ra (ngay trước khi cơn nhồi máu cơ tim cấp xuất hiện).

- Nhồi máu cơ tim là hậu quả nặng nề nhất của thiếu máu cơ tim, xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, dẫn tới tình trạng thiếu máu và oxy đến nuôi dưỡng, gây hoại tử một phần cơ tim. 

7. Làm thế nào để phòng ngừa thiếu máu cơ tim?

Để phòng ngừa thiếu máu cơ tim, mọi người cần nghiêm túc thực hiện những hướng dẫn dưới đây:

- Tầm soát tinh mạch định kỳ: Thiếu máu cơ tim hầu như không có những triệu chứng gì ở giai đoạn đầu. Thực tế, nhiều người có nguy cơ tiềm ẩn không thấy có bất ổn cho đến khi bệnh đã trở nặng. Vì thế, tầm soát tinh mạch định kỳ theo chỉ định của bác sĩ là giải pháp tối ưu để phòng ngừa thiếu máu cơ tim cũng như các bệnh lý tim mạch khác.

- Tránh những yếu tố có nguy cơ làm xuất hiện thiếu máu cơ tim: Thay đổi lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và cải thiện cuộc sống của những người đang mắc các bệnh tim mạch tốt hơn.

- Do đó hãy cố gắng duy trì cân nặng cân đối để có được trái tim khỏe mạnh.

- Nên ăn nhiều rau, quả, chế biến thức ăn ít hoặc không có chất béo, hạn chế dùng đồ rán cũng là giải pháp giúp bạn hạn chế nạp các loại chất béo xấu vào cơ thể. 

Bệnh thiếu máu cơ tim là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh 5.

Bổ sung nhiều rau củ, thức ăn ít chất béo và hạn chế đồ rán - Ảnh minh họa

- Tập thể dục 3 - 4 lần/tuần, mỗi lần 30 - 60 phút có tác dụng phòng tránh thiếu máu cơ tim hiệu quả. 

- Nên tập thiền hoặc yoga bởi các bộ môn này không chỉ giảm căng thẳng mà còn tăng cường độ tập trung. 

- Dùng rượu với mức độ vừa phải (1 - 2 chén nhỏ mỗi ngày) có thể giúp bảo vệ tim của bạn. Tuy nhiên, nếu uống nhiều mức này sẽ làm hại đến hệ tim mạch, gan và có thể gây tai nạn khi tham gia giao thông. 

8. Cách ăn uống khi bị thiếu máu cơ tim

Trên thực tế, ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ăn uống chính xác và khoa học nhất khi bị bệnh thiếu máu cơ tim là gì.

Nhiều nghiên cứu cho thấy các loại rau củ quả, ngũ cốc chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp chống viêm và oxy hóa, có lợi cho bệnh nhân tim mạch như:

- Yến mạch, gạo lứt (gạo còn nguyên cám), các loại đậu, quả họ cam quýt, táo… là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp giảm hấp thu chất béo, giảm cholesterol máu.

- Các loại ngũ cốc, trái cây, rau quả như bắp cải, củ cải, cà rốt, súp lơ, cần tây… chứa chất xơ không hòa tan giúp no nhanh, giảm dư cân, béo phì.

Bệnh thiếu máu cơ tim là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh 6.

Bổ sung ngũ cốc trong ăn uống hàng ngày - Ảnh minh họa

- Các loại mọng như quả lựu, dâu tây, quả việt quất, cà chua hoặc quả hạch như hạt điều, hạnh nhân, quả óc chó.

- Nên tăng sử dụng gia vị trong chế biến món ăn như gừng, nghệ, tỏi, hạt tiêu, nước cốt chanh, quế. Những thực phẩm này ngoài tác dụng chống viêm, giảm cholesterol còn có tác dụng giãn mạch và tăng lưu thông máu, tốt cho tim.

- Lựa chọn chất béo có lợi bao gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa sẽ giúp cải thiện mức cholesterol trong máu, .

- Các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu, thúc đẩy các mảng xơ vữa mạch vành và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Do đó, cần hạn chế tối đa nhóm thực phẩm này.

- Nên chế biến món ăn đơn giản như hấp, luộc. Tránh thức ăn quay, chiên, xào nhiều dầu mỡ. 

9. Các câu hỏi thường gặp về bệnh thiếu máu cơ tim

Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?

Mặc dù vô cùng phổ biến nhưng bệnh thiếu máu cơ tim lại rất nguy hiểm. Về lâu dài, bệnh có thể gây ra những biến chứng về tim khác, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não (đột quỵ). Đây đều là những biến chứng trầm trọng bởi:

- Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim chiếm tới 73%. Trên thế giới mỗi năm có tới 7 triệu người tử vong vì nhồi máu cơ tim. 

- Theo ước tính của Hội đột quỵ Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ.

Thiếu máu cơ tim có chữa được không?

Mặc dù hiện nay chưa có cách nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh thiếu máu cơ tim, nhưng đã có rất nhiều phương pháp ra đời giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đề nghị áp dụng một trong các phương pháp để kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ mắc các biến chứng khác như thay đổi lối sống lành mạnh hơn, dùng thuốc hỗ trợ hay phẫu thuật.

 Làm thế nào để chẩn đoán thiếu máu cơ tim?

Hiện nay, việc chẩn đoán thiếu máu cơ tim có thể thực hiện dễ dàng, nhờ vào các trang thiết bị hiện đại tại các phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa tim mạch. Các xét nghiệm để xác định chẩn đoán thiếu máu cơ tim bao gồm:

- Xét nghiệm máu để đo cholesterol, triglycerid và các yếu tố khác.

- Chụp X- quang

- Chụp cắt lớp vi tinh (CT).

- Chụp cộng hưởng từ (MRI).

- Điện tâm đồ.

- Siêu âm tim.

- Chụp động mạch vành để kiểm tra tình trạng tắc hẹp động mạch vành.

10. Hình ảnh về bệnh thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim là gì Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị 1

Thiếu máu cơ tim lâu ngày dẫn đến hoại tử

Thiếu máu cơ tim là gì Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị 2

Thiếu máu cơ tim do xơ vữa động mạch

Thiếu máu cơ tim là gì Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị 3

3 nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim bao gồm co thắt động mạch vàng, tắc nghẽn do máu đông và xơ vữa động mạch vành

Thiếu máu cơ tim là gì Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị 4

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành điều trị thiếu máu cơ tim

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm