pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bệnh ung thư thận, cách điều trị và biện pháp phòng tránh
Ung thư thận được ví như kẻ tử thần bởi sự phổ biến và mức độ nguy hiểm của nó. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới trong độ tuổi từ 50-70 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay ung thư thận đang có xu hướng trẻ hóa và được phát hiện ở cả nữ giới, trẻ em. Do đó, để bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của gia đình, việc trang bị các kiến thức về ung thư thận là gì và cách phòng tránh, điều trị là rất quan trọng.
1. Bệnh ung thư thận là gì?
Ung thư thận là bệnh lý do các tế bào phát triển vượt tầm kiểm soát tạo thành các khối u ác tính, mô bị hỏng ở thận. Độ tuổi trung bình của người mắc ung thư thận là từ 64 trở lên. Bệnh này rất ít khi xuất hiện ở người dưới 45 tuổi.
Theo số liệu thống kê, năm 2019 có 73.000 người Mỹ được chẩn đoán mắc ung thư thận. Trong đó, tỷ lệ nam giới cao hơn hẳn so với nữ giới. Các trung tâm y tế cũng cảnh báo, tỷ lệ người mắc ung thư thận đang ngày càng gia tăng. Do đó mọi người phải cẩn thận đề phòng và khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo phát hiện bệnh kịp thời.
2. Phân loại và giai đoạn ung thư thận
2.1. Phân loại ung thư thận
Ung thư thận được chia làm 3 loại chính, bao gồm:
- Ung thư biểu mô tế bào thận: Đây là loại ung thư thận phổ biến nhất. Khối u phát triển và hình thành trong niêm mạc của các ống nhỏ dẫn của thận. Nó chiếm khoảng 90% các trường hợp được chẩn đoán và thường xuất hiện chủ yếu ở người lớn.
- Ung thư biểu mô tế bào thận chuyển tiếp: Khối u ác tính phát triển ở trung tâm của thận.
- Khối u Wilms: Đây là bệnh ung thư thận thường gặp ở trẻ nhỏ.
2.2. Giai đoạn phát triển của bệnh ung thư thận
Tùy theo từng giai đoạn và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chuyên biệt. Giai đoạn càng nặng, khối u ác tính càng phát triển mạnh mẽ.
Dưới đây là các giai đoạn chính của bệnh ung thư thận:
- Giai đoạn 0: Đây là thời kỳ các tế bào bị mất kiểm soát. Bắt đầu phát triển và hình thành nên khối u ở thận.
- Giai đoạn I: Khối u ở thận có kích thước dưới 7cm. Lúc này nó chưa lây sang các hạch bạch huyết và cơ quan khác.
- Giai đoạn II: Khối u ở thận đã phát triển mạnh hơn, có kích thước từ 7-10cm. Tuy nhiên, nó vẫn chưa lan rộng sang hạch bạch huyết và các bộ phận, cơ quan khác của cơ thể.
- Giai đoạn III: Khối u phát triển mạnh mẽ và lan sang các hạch bạch huyết tiếp giáp với thận, tĩnh mạch dẫn từ thận đến tim. Tuy nhiên, tế bào vẫn chưa xâm lấn và di căn đến các cơ quan khác xa hơn.
- Giai đoạn IV: Khối u phát triển lớn vượt bậc, chèn ép thận và xâm lấn sang các cơ quan lân cận như đại tràng, thành bụng. Tế bào ung thư cũng đã di căn làm ổ ở các cơ quan xa hơn.
3. Dấu hiệu bệnh ung thư thận
Ở giai đoạn đầu, ung thư thận thường không có dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu bất thường cho thấy sự mất ổn định và suy giảm chức năng ở thận:
- Nước tiểu có lẫn máu:
Đây chính là nguyên nhân đặc trưng và phổ biến nhất của ung thư thận. Chỉ cần một lượng máu nhỏ cũng đủ khiến nước tiểu của bệnh nhân chuyển sang màu hồng, nâu hoặc đỏ. Nó có thể xuất hiện bất ngờ hay thậm chí là hàng ngày, trong mỗi lần đi vệ sinh. Ngoài ra, hiện tượng này cũng có thể là do nhiễm trùng bàng quang, sỏi thận, u nang hoặc thận bị tổn thương...
- Đau nhức, mỏi lưng:
Cơn đau âm ỉ thường xuất hiện ở bệnh nhân ung thư thận trên 40 tuổi. Nó thường diễn ra ở một bên sườn hoặc lưng dưới. Tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện triệu chứng này là 41%.
- Có khối u hoặc cục nổi lên quanh vùng bụng:
Khi sờ vào bụng, bệnh nhân có thể dễ dàng cảm nhận những cục u, sưng cứng hoặc phồng lên, lộ trên bề mặt da. Tuy nhiên, do nằm sâu trong bụng, nên ở giai đoạn đầu, người bệnh rất khó để nhận ra sự hình thành của chúng.
- Thiếu máu, cơ thể mệt mỏi:
Khi bị ung thư, cơ thể người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ, chán ăn. Kèm theo đó là triệu chứng thiếu máu. Có đến 21% bệnh nhân sẽ bị thiếu máu, tỉ lệ hồng cầu trong máu thấp, dẫn đến hiện tượng khó thở, chóng mặt và da dẻ nhợt nhạt.
- Cân nặng giảm trầm trọng:
Khi khối u ác tính ở thận lan rộng sang các cơ quan khác sẽ khiến bệnh nhân mất cảm giác ngon miệng và không hứng thú với việc ăn uống. Từ đó khiến cơ thể nhanh chóng sụt cân.
Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, mỗi người tuyệt đối không được chủ quan. Hãy tìm đến trung tâm y tế để kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân gây ra những triệu chứng này.
4. Nguyên nhân gây bệnh ung thư thận
4.1. Nguyên nhân của bệnh ung thư thận
Ung thư thận bắt đầu từ một tế bào thận bị đột biến trong DNA. Điều này khiến tế bào phát triển và phân chia nhanh, vượt tầm kiểm soát. Chúng tích lũy và hình thành nên khối u ác tính trong thận. Khi tế bào bị vỡ và lan rộng sẽ di căn sang các bộ phận xa hơn trong cơ thể. Tuy nhiên cho đến nay, các nghiên cứu về ung thư thận là gì vẫn chưa thể chỉ rõ nguyên nhân gây ra bệnh lý nguy hiểm này.
Dưới đây là các yếu tố làm tăng rủi ro mắc ung thư thận:
- Tuổi cao
- Hút thuốc, khói thuốc lá
- Béo phì, thừa cân
- Huyết áp cao
- Điều trị suy thận
- Một số hội chứng di truyền như bệnh von Hippel-Lindau, hội chứng Birt-Hogg-Dube, ung thư biểu mô tế bào thận di truyền…
- Tiền sử gia đình bị ung thư thận: Người có thành viên trong gia đình mắc bệnh ung thư thận.
- Hóa chất độc hại như cadmium hoặc thuốc diệt cỏ
4.2. Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư thận cao
Từ các yếu tố kể trên, các đối tượng sau có nguy cơ mắc ung thư thận cao:
- Tỉ lệ người mắc ung thư thận cao tuổi lớn hơn hẳn so với người trẻ.
- Người hút thuốc hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư nói chung và ung thư thận nói riêng rất cao.
- Người thừa cân, béo phì, gặp vấn đề về việc giảm cân, ăn kiêng
- Bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao.
- Người đang trong quá trình điều trị thận, lọc máu dài hạn.
- Gia đình có tiền sử hội chứng di truyền như Birt-Hogg-Dube, bệnh von Hippel-Lindau, ung thư biểu mô tế bào thận di truyền…
- Người có thành viên trong gia đình mắc bệnh ung thư thận.
- Người làm việc và thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại như cadmium hoặc thuốc diệt cỏ
5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư thận
5.1. Phẫu thuật:
Đây là bước đầu tiên để loại bỏ và điều trị khối u ác tính ở thận. Bác sĩ sẽ loại bỏ khối u, các mô bị ảnh hưởng xung quanh và cố gắng bảo toàn diện tích của thận một cách tối đa. Trong trường hợp cả 2 thận đều phải loại bỏ, bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng máy lọc máu để làm thay chức năng của thận.
Các loại phẫu thuật để điều trị ung thư thận bao gồm:
- Cắt thận cấp tính: Loại bỏ toàn bộ thận, tuyến thượng thận và hạch bạch huyết gần đó và các mô xung quanh khác.
- Cắt thận một phần: Loại bỏ khối u thận, nhưng không phải toàn bộ thận.
Tùy vào vị trí phát triển khối u, giai đoạn phát triển của bệnh bác sĩ sẽ tiến hành phương án phù hợp.
5.2. Liệu pháp nhắm mục tiêu
Sử dụng thuốc để ngăn chặn sự vận chuyển protein hoặc các mạch máu mới có nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất nuôi khối u ác tính. Từ đó làm suy giảm và tiêu diệt tế bào ung thư thận. Phương pháp này được áp dụng với mục đích ngăn không cho tế bào ung thư di căn và thu nhỏ khối u, làm chậm sự tăng trưởng của chúng.
5.3. Liệu pháp sinh học
Đây là cách tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao hiệu quả chống lại tế bào ung thư. Loại thuốc sinh học thường được sử dụng trong điều trị ung thư thận là cytokine. Nó có tác dụng khôi phục hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể và góp phần làm giảm kích thước ở khối u thận.
5.4. Hóa trị
Phương pháp hóa trị sử dụng các loại thuốc mạnh để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng tế bào ung thư thận có đặc tính kháng hóa trị. Do đó, các loại thuốc này được dùng như thuốc nhắm mục tiêu hoặc liệu pháp miễn dịch. Trước khi bắt đầu hóa trị, bác sĩ và bệnh nhân sẽ tiến hành thảo luận để hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra.
5.5. Xạ trị
Xạ trị được dùng kết hợp với các các liệu pháp điều trị khác để làm giảm các triệu chứng của bệnh ung thư thận. Phương pháp này sử dụng bức xạ năng lượng cao để làm giảm kích thước, phạm vi xâm lấn của khối u ở các cơ quan, xương lân cận.
6. Biện pháp phòng tránh bệnh ung thư thận
Việc phòng ngừa ung thư thận sẽ bắt nguồn từ các nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo đó, để giảm rủi ro, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Tránh xa thuốc lá: Thuốc lá chính nguyên nhân hàng đầu gây ung thư nói chung và ung thư thận nói riêng. Nếu bạn là người nghiện thuốc lá, hãy từ bỏ thói quen này hoặc sử dụng các sản phẩm thay thế.
- Duy trì cân nặng ổn định: Thường xuyên luyện tập thể dục, chơi thể thao đều đặn để đốt cháy lượng calo dư thừa, hạn chế béo phì.
- Kiểm soát huyết áp cao: Duy trì lối sống khoa học, giảm cân và chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp ổn định huyết áp. Ngoài ra, bạn có thể hỏi thêm ý kiến của bác sĩ về các biện pháp và loại thuốc dùng để hạ huyết áp.
7. Cách ăn uống của bệnh nhân ung thư thận
Khi tìm hiểu về ung thư thận là gì, chắc chắn mọi người sẽ luôn nhận được lời khuyên chú ý đảm bảo dinh dưỡng và các nguyên tắc trong ăn uống.
7.1. Bệnh nhân ung thư thận nên ăn gì?
Bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng. Dưới đây là các loại thực phẩm được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng:
- Hoa quả và rau
Trái cây và rau quả có nhiều chất xơ hòa tan và vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Chúng có tác dụng làm giảm mức cholesterol và kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, 1 ngày ăn khoảng 5-10 phần trái cây và rau xanh tự nhiên sẽ rất tốt cho bệnh nhân.
- Ngũ cốc nguyên hạt và tinh bột
Các thực phẩm giàu tinh bột bao gồm bánh mì, gạo và mì ống chỉ mới qua sơ chế. Đây không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời mà còn dồi dào chất xơ, sắt và vitamin B.
- Thực phẩm giàu protein
Protein là dưỡng chất quan trọng và không thể thiếu trong chế độ ăn uống. Chúng góp phần xây dựng và duy trì sự dẻo dai của cơ bắp. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần lưu ý rằng không nên bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa protein. Bởi sẽ gây tích tụ nhiều chất thải có nguồn gốc thực phẩm trong máu, làm tăng các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn và đau đầu.
Tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ và loại protein phù hợp trong chế độ ăn uống của bản thân.
- Bệnh nhân ung thư thận không nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ và triệu chứng của bệnh ung thư thận. Do đó, bệnh nhân nên hạn chế hoặc tránh chúng hoàn toàn:
- Thực phẩm có nhiều muối:
Thực phẩm chứa hàm lượng natri cao như thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhẹ, thịt nguội… Để giảm lượng muối hàng ngày, bạn có thể sử dụng các loại thảo mộc hoặc gia vị khác để thay cho muối khi chế biến thức ăn.
- Thực phẩm giàu phốt pho
Phốt pho có vai trò quan trọng và góp phần duy trì sức mạnh của xương. Tuy nhiên, đối với người bị ung thư thận cần hạn chế các loại thực phẩm này để tránh tích tụ trong máu gây ngứa, đau khớp. Trong đó, thực phẩm chứa nhiều phốt pho bao gồm: quả hạch, các loại đậu, ngũ cốc chế biến…
- Uống quá nhiều nước
Khi bổ sung quá nhiều nước mỗi ngày sẽ khiến thận hoạt động quá công suất. Từ đó làm suy giảm chức năng, gây tổn hại đến việc sản xuất nước tiểu và gây nên tình trạng giữ nước trong cơ thể.
8. Các câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh ung thư thận
- Ung thư thận có chữa được không?
Ung thư thận là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời là hoàn toàn có khả năng. Đặc biệt là với điều kiện khoa học y tế ngày càng phát triển, cơ hội điều trị bệnh khỏi hoàn toàn ở giai đoạn đầu, khi khối u chưa lan rộng và xâm lấn cho sang hệ bạch huyết và các cơ quan khác là rất cao.
Bởi vậy, bệnh nhân và người nhà không nên quá lo lắng. Hãy tuân thủ liệu trình điều trị được bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Đồng thời áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, luyện tập thể thao điều độ để tăng cường sức khỏe, khả năng đề kháng. Kèm theo đó là luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress.
- Bệnh ung thư thận có lây không?
Người mắc ung thư thận có thể hoàn toàn an tâm bởi bệnh này không lây từ người này sang người khác. Do đó, bệnh nhân có thể sinh hoạt, làm việc bình thường mà không cần lo lắng làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Tuy nhiên, khối u và tế bào ung thư ở thận có thể lây lan và di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể qua các cách sau:
- Tế bào ung thư lây lan vào mô xung quanh khối u bên trong thận.
- Tế bào ung thư di chuyển từ thận sang hạch bạch huyết, mạch máu trên cơ thể.
- Tế bào ung thư xâm nhập vào máu và được mang đến mọi cơ quan khác trong cơ thể.
- Bệnh ung thư thận có di truyền không?
Các tài liệu cũng như nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ung thư thận không di truyền từ cha mẹ, ông bà sang thế hệ con cháu. Tuy nhiên, yếu tố di truyền cũng làm ảnh hưởng và tăng nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể, nếu gia đình có người mắc bệnh ung thư thận, các thành viên khác có quan hệ máu mủ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người thường.
- Bệnh nhân ung thư thận có bao nhiêu có cơ hội sống sót không?
Dưới đây là cơ sở dữ liệu SEER được xây dựng dựa trên thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Đây là bảng theo dõi tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư thận được sắp xếp theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn khu trú: Tế bào thư chưa lan ra ngoài thận (Tương đương với giai đoạn I và II của ung thư thận)
- Giai đoạn khu vực: Khối u đã lan ra ngoài thận, xâm lấn hạch bạch huyết xung quanh ( Tương đương giai đoạn III)
- Giai đoạn cuối: Khối u và tế bào ung thư đã di căn đến phổi, não, xương của bệnh nhân (Tương đương giai đoạn IV của ung thư thận)
Bảng tỷ lệ khả năng sống sót của bệnh nhân như sau:
Giai đoạn SEER | Tỷ lệ sống |
Giai đoạn khu trú | 93% |
Giai đoạn khu vực | 69% |
Giai đoạn cuối | 12% |
Tất cả các giai đoạn kết hợp | 75% |
9. Các hình ảnh về bệnh ung thư thận
Ung thư thận là ung thư bắt đầu trong các tế bào của thận
Hình ảnh bên thận bị khối u ác tính và bên bình thường
Kích thước của khối u ác tính ở thận trong từng giai đoạn
Hình ảnh khối u ở bệnh nhân ung thư thận
Ung thư thận gây nên những cơn đau ở vùng lưng dưới
Phương pháp phẫu thuật, loại bỏ khối u ở thận
Khi đã nắm rõ những thông tin về ung thư thận là gì mọi người đều biết rằng việc điều trị bệnh là cả một quá trình dày kỳ và cần có sự phối hợp giữ người bệnh, gia đình cũng như bác sĩ. Do đó, người bệnh không nên nóng vội và căng thẳng. Hãy giữ cho bản thân tinh thần thoải mái, kết hợp với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, luyện tập thể thao nhẹ nhàng. Đây là cách giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch. Từ đó làm giảm cảm giác đau đớn, mệt mỏi và giúp cơ thể dễ dàng tiếp nhận các phương pháp điều trị hiệu quả hơn.