Biến chứng da do dùng Corticoid bôi ngoài da và phục hồi da bị nhiễm Corticoid bằng cách nào?

Nắng Mai
13/11/2020 - 14:19
Biến chứng da do dùng Corticoid bôi ngoài da và phục hồi da bị nhiễm Corticoid bằng cách nào?
Việc lạm dụng thuốc Corticoid không chỉ không đem lại hiệu quả điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh thậm chí còn làm gia tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ.

Mới đây, trường hợp bệnh nhân tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk khi bị nổi mẩn ngứa ở chân kéo dài hơn 2 tháng nhưng lại không đến cơ sở chuyên khoa da liễu để khám bệnh mà tự ý mua thuốc ngoài da để sử dụng với loại thuốc chứa thành phần Corticoid để bôi.

Sau khi sử dụng thuốc để bôi, các triệu chứng ngứa giảm dần nhưng các nốt ban đỏ lại không giảm. Do đó, chị tiếp tục ra cửa hàng thuốc tây để mua lọ kem bôi ngoài da của hãng khác về sử dụng và kết quả khiến da bị bầm tím.

Kèm theo đó còn xuất hiện hiện tượng bỏng rát, teo da và các nốt phỏng lan rộng ra. Cơ thể xuất hiện cảm giác như sốt và mệt mỏi. Ngay sau đó chị mới đến cơ sở y tế để thăm khám và nhận được kết luận từ bác sĩ chuyên khoa rằng mình bị bội nhiễm da do sử dụng thuốc quá liều có chứa thành phần Corticoid.

Các bác sĩ da liệu cho biết rằng khi sử dụng Corticoid để bôi ngoài da, hầu hết các trường hợp bình thường đều không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nếu được sử dụng đúng liều lượng.

Tuy nhiên, khi người bệnh lạm dụng sử dụng thuốc và thời gian sử dụng thuốc kéo dài với hàm lượng Corticoid lớn sẽ gặp phải nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ cao hơn. Đặc biệt các tác dụng phụ của thuốc thường gặp ở trẻ em và người cao tuổi.

 Biến chứng da do dùng Corticoid bôi ngoài da và phục hồi da bị nhiễm Corticoid bằng cách nào? - Ảnh 2.

Hình ảnh chân bị bội nhiễm da do sử dụng thuốc quá liều có chứa thành phần Corticoid - Ảnh Internet

1. Biến chứng da do dùng Corticoid bôi ngoài da diễn ra như thế nào?

Thông thường, tác dụng phụ thường thấy của loại thuốc này là có cảm giác châm chích, bỏng rát nhẹ ngoài da khi bôi thuốc Corticoid.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khác kèm theo như xuất hiện tình trạng teo mỏng da, bị rạn da và thay đổi sắc tố da khiến da dễ bị bầm tím, tổn thương và chậm lành vết thương hơn. Mún trứng cá đỏ, rậm lông ở vùng điều trị, bị bội nhiễm nấm, vi khuẩn.

Các trường hợp bị bệnh ngoài da, khi sử dụng Corticoid bôi ngoài da chỉ dùng tại chỗ, sử dụng thuốc với liều lượng thấp vẫn có thể đi qua da và hấp thụ vào máu. Tuy nhiên, với liều lượng thuốc này thường nhỏ và không gây ra ảnh hưởng hoặc các tác dụng phụ toàn thân.

=>> Đọc thêm một vài vấn đề khi sử dụng mỹ phẩm có thể gây hại cho da qua bài viết tại Đây!

2. Triệu chứng da bị nhiễm Corticoid

Hầu hết, các trường hợp da bị nhiễm Corticoid đều do sử dụng mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Đây là tình trạng thường gặp và được chị em chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn với các loại mỹ phẩm kem trộn không đạt tiêu chuẩn.

Hậu quả nặng nề do sử dụng sản phẩm dưỡng da có chứa Corticoid gây ra tổn thương trên da rất nặng và mất nhiều thời gian để phục hồi. Ngoài ra, tình trạng da bị nhiễm Corticoid còn gây ra áp lực tâm lý vô cùng nghiêm trọng do da đã bị ảnh hưởng và tâm lý muốn điều trị bệnh về da càng nhanh chóng càng tốt.

Khi da bị nhiễm Corticoid, đây là tình trạng da xuất hiện các phản ứng do nghiện chất Corticoid từ các loại mỹ phẩm bôi ngoài da. Các sản phẩm mỹ phẩm khiến da càng nhanh đẹp thì sau khi ngưng sử dụng các biến chứng trên da xuất hiện càng rõ ràng và nặng nề hơn và đặc biệt nghiêm trọng khi cả cấu trúc da đã bị tàn phá nghiêm trọng.

 Biến chứng da do dùng Corticoid bôi ngoài da và phục hồi da bị nhiễm Corticoid bằng cách nào? - Ảnh 3.

Trên da xuất hiện các vết tấy đỏ, kèm theo đó là hiện tượng nóng rát, bị nổi mẩn ngứa - Ảnh Internet

Các triệu chứng da bị nhiễm Corticoid điển hình:

- Trên da xuất hiện các vết tấy đỏ, kèm theo đó là hiện tượng nóng rát, bị nổi mẩn ngứa và da bị khô, bong tróc dày theo từng mảng sần, bị nổi mụn nước.

- Khi da đổ dầu, da bị mất kiểm soát, trên da xuất hiện các loại mụn: mụn đầu trắng, đầu đen, mụn ẩn, mụn viêm và thậm chí xuất hiện cả mụn mủ.

- Nhiễm Corticoid gây ra tình trạng da bị giãn mao mạch, thường xuyên xuất hiện cảm giác nóng rát, căng tức dưới da và châm chích trên da. Thỉnh thoảng còn xuất hiện triệu chứng ngứa da như bị kiến bò và da lúc này vô cùng nhạy cảm với nhiệt hoặc hóa chất.

- Da bị nhiễm Corticoid nặng sẽ gây ra tình trạng nổi phồng nước như bị phỏng, các vết sần đỏ kéo dài và sạm thâm bám vẩy trên da.

- Khi da bị khô sần từ nhẹ đến không quá nặng nhưng trên da xuất hiện tình trạng ngứa.

Đặc biệt, sai lầm nghiêm trọng khi chăm sóc da bị nhiễm Corticoid là loại bỏ sản phẩm có chứa corticoid sau đó sử dụng sản phẩm khác. Điều này khiến tình trạng da mất kiểm soát và tình trạng da tồi tệ hơn.

3. Phục hồi da bị nhiễm Corticoid bằng cách nào?

Thực tế, các chuyên gia cho biết rằng khi điều trị tại nhà với làn da bị nhiễm Corticoid chỉ có thể đem lại hiệu quả với những làn da sử dụng Corticoid dưới 1 năm hoặc các loại sản phẩm có chứa Corticoid nhưng nồng độ thấp và thời gian sử dụng ngắn.

Những trường hợp khi da bị nhiễm Corticoid sau hơn 1 năm rưỡi thì bạn cần tới các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa da liễu để được thăm khám và tư vấn điều trị da đúng cách, hiệu quả hơn.

 Biến chứng da do dùng Corticoid bôi ngoài da và phục hồi da bị nhiễm Corticoid bằng cách nào? - Ảnh 4.

Khi da bị nhiễm Corticoid sau hơn 1 năm rưỡi thì bạn cần tới các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa da liễu để được thăm khám và tư vấn điều trị - Ảnh Internet

- Bước đầu tiên cần cai nghiện Corticoid

Do thời gian sử dụng sản phẩm có chứa Corticoid khiến da bị lệ thuộc vào loại chất này. Đây là nguyên nhân khi bạn dừng đột ngột sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa Corticoid sẽ khiến da bị sốc, khó thích ứng và gây nổi mụn.

Vì vậy khi phát hiện ra da bị nhiễm Corticoid hoặc đang sử dụng sản phẩm chứa Corticoid thì cần giảm liều lượng và tần suất một cách từ từ. Người bị nhiễm Corticoid trên da đang bôi hàng ngày cần chuyển qua bôi cách ngày sau đó bôi tuần 2 lần rồi giảm 1 tuần 1 lần, 2 tuần 1 lần trước khi ngừng bôi hẳn.

- Thải độc trên da

Trong thời gian phát hiện nhiễm Corticoid thì cần thải độc trên da từ trong ra ngoài. Có thể đắp mặt nạ hoặc sử dụng các loại kem thải độc da từ 2 đến 3 lần mỗi tuần. Hoặc thực hiện biện pháp xông hơi da từ 3 đến 5 phút hàng tuần giúp loại bỏ chất độc gây mất cân bằng da.

Người bị nhiễm Corticoid nên uống nhiều nước, tăng cường bổ sung hoa quả, vitamin,... cho cơ thể để tăng cường độ ẩm cho da và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, người bị nhiễm Corticoid cần: Thực hiện các biện pháp bảo vệ da, uống viên chống nắng sinh học toàn thân và lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp để bảo vệ da về sau.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm