“Biết khổ như ri, tôi nỏ cho chồng mần trầm nữa"
Bóng chiều khuất sau dãy Trường Sơn thâm u, chị Nguyễn Thị Liên, ở xóm Chùa, mới ngơi tay làm việc về nhà. Bóng tối bao trùm ngôi nhà xây rộng rãi mà vắng vẻ khiến chị Liên rơi lệ. Từ ngày chồng mất vì đi tìm trầm đến giờ, chị thường xuyên ở nhà một mình. 2 đứa con gái lớn lấy chồng, đứa con trai út cũng phải bỏ học giữa chừng.
Không thể phủ nhận giá trị kinh tế của trầm hương
Bóng chiều khuất sau dãy Trường Sơn thâm u, chị Nguyễn Thị Liên, ở xóm Chùa, mới ngơi tay làm việc về nhà. Bóng tối bao trùm ngôi nhà xây rộng rãi mà vắng vẻ khiến chị Liên rơi lệ. Từ ngày chồng mất vì đi tìm trầm đến giờ, chị thường xuyên ở nhà một mình. 2 đứa con gái lớn lấy chồng, đứa con trai út cũng phải bỏ học giữa chừng.
Không thể phủ nhận giá trị kinh tế của trầm hương
Vợ chồng chị có 3 đứa con, đang tuổi ăn tuổi học mà nhà chỉ có 2 sào ruộng. Khi đó phong trào tìm trầm đang “nóng”, chồng chị quyết lên đường để tìm cách thoát nghèo. Sau nhiều chuyến ngược rừng, anh cũng kiếm được chút lộc trời. Nhờ đó, đời sống gia đình chị đỡ vất vả. Cách đây 4 năm, sau hôm tổ chức cưới cho người con gái đầu, chồng chị lại lên đường vào rừng. Ngày anh đi, chị Liên đâu ngờ đó là lần cuối chị được nhìn thấy anh. Hôm biết tin chồng thiệt mạng, chị không sao đứng vững được.
Mình chị vật lộn tối ngày với 2 sào ruộng rồi đi làm thuê, làm mướn để kiếm sống. Chị bảo: “Biết khổ như ri, tôi nỏ cho chồng mần trầm nữa. Giờ đây có đổi cả cơ ngơi này, tui đâu có được những ngày hạnh phúc như trước đây”.
Ở làng Trúc Ly này còn nhiều phụ nữ mất chồng, mất con. Riêng xóm Chùa của chị Liên có tới 18 thanh niên đã gửi mạng nơi rừng xanh, nước độc.
Ở làng Trúc Ly này còn nhiều phụ nữ mất chồng, mất con. Riêng xóm Chùa của chị Liên có tới 18 thanh niên đã gửi mạng nơi rừng xanh, nước độc.
Mất chân vì trầm
Đến thăm gia đình ông Đoàn Xảo mới thấm thía cái giá mà phu trầm phải trả. Ông Xảo đã bị mất một nửa chân phải do bị phỉ bắn khi đi tìm trầm ở phía Tây Nghệ An. Ông phải cố gắng lắm mới đi lại được.
Ông Xảo bảo: “Đói nên đầu gối phải bò. Sinh nghề, tử nghiệp, đường cùng lắm trai làng mới phải lên đường tìm trầm”.
Ông Đoàn Xảo giờ chuyển nghề mò hàu mưu sinh
Ông Xảo kể, năm đó, ông và 5 người khác trong đó có cả em ruột của mình đi lên miền Tây xứ Nghệ kiếm trầm. Sau nửa tháng, ông đã kiếm được mấy chục cân. Khi đoàn cắt rừng để về quê gặp ngay 1 toán phỉ. Chúng có súng AK, không bảo, không rằng, chúng bắn thẳng vào chân phải và 1 viên đạn cắm vào gót chân của một người trong đoàn. Chúng bắt cả đoàn giao nộp mấy chục cân trầm mới cho đi. Mất 12 ngày đường, mọi người về đến bệnh viện Cu Ba ở Quảng Bình.
Phải vất vả lắm, ông Xảo mới quen với việc bị mất chân. Sau hơn chục năm làm nghề phu trầm, ông biết cái nghề này nguy hiểm nhưng vẫn ham. Điển hình là người con trai thứ hai của ông cũng theo nghiệp bố. Hàng năm, anh vẫn vào rừng đi tìm trầm.
Ông Phạm Thanh Dạn, Bí thư Chi bộ thôn Trúc Ly rầu rầu: “Từ đầu năm đến giờ đã có 4 người bỏ mạng nơi rừng xanh vì đi tìm trầm. Tính từ khi cái nghề tìm trầm du nhập về thôn đến giờ có khoảng 60 người đã vĩnh viễn ra đi không trở lại. Người bị cụt chân, què tay cũng không ít. Tất cả đều là nam giới”.
Trầm hương đã đổi đời cho không ít người dân ở thôn Trúc Ly. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát nhưng phía sau đó cũng còn nhiều ngôi nhà lụp xụp với bao nỗi đau.
Thôn Trúc Ly có hơn 700 hộ dân, cuộc sống của bà con trông cả vào nông nghiệp. Nghề phu trầm được cánh nam giới lựa chọn vì nó dễ kiếm tiền.