pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bỏ thói quen "ngủ nướng" trong thời gian giãn cách kẻo lợi bất cập hại
Thực tế, ngủ quá ít hay quá nhiều đều phản khoa học. Ngủ quá ít khiến cơ thể khó tỉnh táo để làm việc. Tuy nhiên, kèm theo đó là việc ngủ quá nhiều cũng gây ra nhiều rủi ro khác nhau.
Giấc ngủ là một lĩnh vực đang được nghiên cứu, tìm hiểu. Người ta đều biết rằng thời gian ngủ chính là khoảng thời gian cơ thể tự sửa chữa và phục hồi. Do đó, có thể hiểu đơn giản rằng giấc ngủ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề liên quan đến sức khoẻ.
1. Ngủ quá nhiều có thực sự tốt như bạn vẫn nghĩ?
Thời gian giãn cách xã hội là lúc bạn có rất nhiều thời gian để dành cho bản thân khi làm việc online tại nhà. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mọi người thường ngủ nhiều hơn so với bình thường.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết rằng ngủ quá nhiều thực tế không phải biện pháp bảo vệ sức khoẻ như mọi người lầm tưởng.
Có thể hiểu rằng, việc ngủ quá hiều ảnh hưởng đến nhiều yếu tố nguy cơ liên quan tới sức khoẻ và còn có thể là triệu chứng cảnh báo có thể bạn mắc bệnh lý nghiêm trọng.
2. Liệu bạn có đang ngủ quá nhiều hay không?
Để có thể kiểm tra được rằng liệu bạn có đang ngủ quá nhiều hay không, cần biết tiêu chuẩn ngủ mỗi ngày. Tuỳ vào từng đối tượng sẽ có thời gian ngủ khác nhau.
Trẻ em có thể ngủ từ 10 đến 14 tiếng/ngày.
Trong khi đó thanh niên ngủ từ 8 đến 10 tiếng/ngày.
Người trưởng thành ngủ từ 7 đến 9 tiếng/ngày.
Người cao tuổi ngủ từ 6 đến 8 tiếng/ngày đã bao gồm cả giấc ngủ trưa ngắn.
Với các đánh giá này, bạn có thể dễ dàng tự kiểm tra xem liệu bản thân có đang ngủ đủ giấc hay ngủ quá nhiều trong thời gian giãn cách vì dịch Covid-19 hay không.
Trong các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ não bộ và tuổi thọ của mọi người một cách trực tiếp. Do đó, thời lượng ngủ đủ có tác dụng tốt giúp bạn cảm thấy thoải mái, khoẻ mạnh khi thức dậy và làm việc mà không bị mệt mỏi, uể oải.
Với những thông tin này, các chuyên gia cho biết rằng ngủ hơn 9 giờ đối với người trưởng thành/ngày là ngủ quá nhiều hoặc quá dài.
Dù vậy, thỉnh thoảng ngủ một giấc dài vào cuối tuần không gây ra ảnh hưởng gì quá to tát tới sức khoẻ. Tuy nhiên, việc duy trì ngủ trên 9 tiếng/ngày đối với người trưởng thành trong thời gian dài hoặc dù đã ngủ đủ dài nhưng cơ thể vẫn cảm thấy không được ngủ đủ, chưa được nghỉ ngơi thì cần chú ý tới sức khoẻ của mình và kiểm tra xem liệu bản thân có đang mắc phải bệnh lý nào nguy hiểm không.
Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ:
- Môi trường: ánh sáng, tiếng ồn, giường, đệm, chăn, chiếu,...
- Sử dụng thuốc,...
- Mắc một vài bệnh lý như: trầm cảm, đau mãn tính.
- Người bị rối loạn giấc ngủ: chứng ngưng thở khi ngủ, chứng nghiến răng,...
Thực chất có nhiều yếu tố tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ. Vì vậy, để nhìn tổng quát về thói quen ngủ cần kiểm tra môi trường ngủ, tiền sử bệnh để hiểu rõ hơn.
3. Ngủ quá nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?
Rõ ràng ngủ nhiều không phải biện pháp tốt để nâng cao sức khoẻ. Thậm chí ngủ quá nhiều còn ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần. Một số vấn đề sức khoẻ có liên quan đến thói quen ngủ nhiều có thể kể đến như:
- Suy giảm nhận thức
- Phiền muộn
- Tăng viêm
- Tăng đau
- Suy giảm khả năng sinh sản
- Nguy cơ béo phì cao hơn
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn
- Nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn
- Nguy cơ đột quỵ cao hơn
- Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn
- Suy giảm chức năng não và sức khỏe tâm thần
- Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Dù giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với não và sức khoẻ. Nhưng ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm trạng và sức khoẻ tinh thần.
Nguồn tham khảo: https://amerisleep.com/blog/oversleeping-the-health-effects/