Bù điện giải cho trẻ do tiêu chảy: Cần lưu ý gì?

Allen
17/05/2022 - 08:19
Bù điện giải cho trẻ do tiêu chảy: Cần lưu ý gì?
Trẻ bị tiêu chảy cấp, việc bù điện giải là vô cùng quan trọng giúp chống mất nước, giảm nguy cơ nhiễm toan chuyển hoá.

Phụ huynh có con nhỏ tuyệt đối không chủ quan trước tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ vì nếu không kịp thời điều trị, trẻ có thể bị tử vong.

Đặc biệt nguy hiểm hơn cả, bệnh tiêu chảy là bệnh có thể lây lan nhanh chóng, trở thành dịch lớn. Đối với những cu dân cư đông người, việc sử dụng chung nguồn thức ăn, sinh hoạt. Mùa hè là thời điểm nắng nóng ẩm và điều kiện này thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

1. Cơ chế hoạt động của thuốc bù nước và bù điện giải cho trẻ bị tiêu chảy

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, lượng kali ở trẻ sẽ bị mất đi qua phân nhiều hơn nên việc bù nước và các chất điện giải giúp trẻ bù lại được lượng kali đã mất đi do tiêu chảy này.

Việc bù nước và điện giải cần phải được thực hiện ngay khi trẻ bị tiêu chảy. Bù đúng cách sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ tổn hại tới sức khoẻ như nhiễm toan chuyển hoá do mất nước và hạn chế việc phải thực hiện truyền bù nước và điện giải qua đường tĩnh mạch.

Triệu chứng điển hình của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

Các triệu chứng về tiêu chảy ở trẻ mẹ cần biết: Tình trạng nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ em là các triệu chứng nhiễm khuẩn cấp tính đường tiêu hóa bao gồm:

- Đầy bụng

- Bụng sôi

- Tiêu chảy liên tục, nhiều lần (ban đầu phân lỏng, sau đó phân toàn nước)

- Nôn (nôn thức ăn, sau đó nôn nước)

Bù điện giải cho trẻ do tiêu chảy: Cần lưu ý gì? - Ảnh 2.

Trẻ có thể bị nôn khi bị tiêu chảy cấp (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

 Dấu hiệu nôn trớ ở trẻ sơ sinh: Khi nào thì bất thường?

 11 mẹo chăm sóc trẻ em vào mùa hè tốt nhất

- Người mệt lả

- Có thể bị chuột rút

- Biểu hiện mất nước: khát nước, da khô, nhăn nheo, huyết áp hạ,...

- Tiểu ít hoặc vô niệu

- Chân tay lạnh.

2. Tác dụng phụ của điện giải

Mặc dù oresol là dung dịch lành tính và được cho là an toàn ở hầu hết các trường hợp trẻ cần bù nước và điện giải. Nhưng phụ huynh cần lưu ý nếu không bù đúng cách có thể gây phản tác dụng chẳng hạn như cho trẻ uống quá nhiều, uống liên tục khiến trẻ buồn nôn và nôn.

Ngoài ra, oresol cũng có thể gây ra các tác dụng phụ rất hiếm gặp như:

- Buồn nôn nhẹ, nhất là khi trẻ bị tiêu chảy cấp thường kèm theo hiện tượng nôn mửa/nôn trớ

- Natri máu tăng hoặc có thể gây ra hiện tượng sốc

- Suy tim do bù nước quá mức cho phép, nhất là bù nước qua truyền tĩnh mạch.

3. Bồ sung điện giải theo mức độ mất nước

Để đảm bảo an toàn cho trẻ, phụ huynh khi bù điện giải cho trẻ bị tiêu chảy cấp cần chú ý tới mức độ mất nước của trẻ dựa theo các tiêu chí sau:

3.1. Với trẻ bị mất nước nhẹ

Với trẻ bị mất nước nhẹ, lượng điện giải cần bù như sau:

- Trẻ dưới 2 tuổi uống 50ml sau mỗi lần bị tiêu chảy. Có thể chia nhỏ làm nhiều lần chứ không nên ép trẻ uống cùng 1 lúc vì khiến trẻ sợ, nhưng cố gắng bù đủ khoảng 100-200ml dung dịch/ngày.

- Trẻ từ 2-6 tuổi, khuyến khích trẻ uống từ 100ml/lần, ngày 2-3 lần.

- Trẻ từ 6-10 tuổi, uống 150ml/lần, ngày 2-3 lần.

- Trẻ trên 10 tuổi khuyến khích trẻ uống oresol cho đến lúc hết cảm giác khát nước, uống theo từng ngụm nhỏ.

3.2. Với trẻ bị mất nước vừa

Lúc này cần bù điện giải trong vòng 4 giờ như sau:

- Trẻ dưới nặng 5kg cần bổ sung 200-400ml.

- Trẻ từ nặng 5 đến dưới 8kg cần bổ sung 400-600ml.

- Trẻ nặng từ 8 đến dưới 11kg cần uống từ 600-800ml.

- Trẻ nặng từ 11 đến dưới 16kg cần uống từ 800-1200ml.

- Trẻ nặng từ 16 đến dưới 20kg cần uống từ 1200-2200ml.

Hoặc có thể áp dụng cách tính lượng điện giải cần bù theo công thức sau: Cân nặng của trẻ x 75ml sẽ ra số lượng oresol cần bổ sung cho trẻ trong 4 giờ.

3.3. Với trẻ bị mất nước nặng

Khi trẻ bị mất nước nặng, cần thực hiện bù điện giải tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sĩ.

4. Lưu ý khi bổ sung điện giải đường uống cho trẻ

- Trước khi pha oresol bố mẹ cần rửa tay với xà phòng thật sạch. Cho bột vào ấm đựng hoặc bình nước sạch. Nước để pha dung dịch tốt nhất là nước sạch đun sôi để nguội, nếu không có thể dùn g nước lọc sạch

Bù điện giải cho trẻ do tiêu chảy: Cần lưu ý gì? - Ảnh 3.

Trước khi pha oresol bố mẹ cần rửa tay với xà phòng thật sạch (Ảnh: Internet)

- Không pha dung dịch điện giải cùng với các loại nước uống khác để "dụ" trẻ uống như sữa, nước hoa quả, cháo loãng,... do thành phần của oresol sẽ bị thay đổi

- Không pha quá liều lượng cho phép

- Không cho trẻ uống oresol đã để qua đêm, chỉ sử dụng trong 24 giờ. Nếu sử dụng không hết cần đổ bỏ

- Nếu trẻ bị nôn nhiều, nên cho trẻ uống từ từ, từng thìa nhỏ. Nếu trẻ vẫn bị nôn sau khi uống, cần cho trẻ nghỉ khoảng 10 phút rồi mới cho trẻ uống lại. Tuy nhiên, nếu sau đó trẻ vẫn tiếp tục nôn nhiều thì cần dừng lại và chuyển trẻ tới bệnh viện gần nhất

- Đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu trẻ tiêu chảy trên 3 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm, uống điện giải nhưng bị sưng nề mi mắt, nôn nhiều, phân có lẫn máu, bỏ ăn, bỏ bú,...

Ngoài bù điện giải cho trẻ khi tiêu chảy thì phụ huynh cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ, không cho trẻ ăn kiêng khem quá mức ảnh hưởng tới tốc độ hồi phục niêm mạc ruột.

Nguồn dịch tham khảo: Patient education: Acute diarrhea in children (Beyond the Basics)


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm