pnvnonline@phunuvietnam.vn
“Bữa cơm yêu thương” làm ấm lòng người nghèo trong đại dịch
Một tình nguyện viên tham gia chuẩn bị “Bữa cơm yêu thương”
Hơn nửa tháng qua, đều đặn từ 4 giờ sáng, những người làm thiện nguyện đã đỏ lửa và tất bật chuẩn bị hàng ngàn suất ăn miễn phí cho người nghèo, lao động mất việc, công nhân, người bán vé số.
Cô Nguyễn Thị Lan (quận 7, TPHCM) dù đã 60 tuổi nhưng vẫn hăng hái tham gia hoạt động của Hội từ thiện. Tranh thủ buổi sáng cô lên sớm làm tình nguyện và chiều về đi giúp việc nhà. Dù vất vả nhưng cô vẫn kiên trì. Cô được mọi người đặt cho biệt danh là "bà chủ quầy giải khát" bởi lẽ công việc của cô là chuẩn bị nước để phục vụ đội ngũ làm tình nguyện. "Tôi làm ở đây thấy vui, cái tâm mình nhẹ nhàng và thấy sống có ích, chứ ở nhà lại thấy buồn lắm", cô Lan kể.
Chị Nguyễn Thị Dung, quản lý chung hoạt động tại bếp ăn của Hội từ thiện Tường Nguyên, cho biết: Chương trình mang tên "Bữa cơm yêu thương" do Đại đức Thích Minh Phú, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Từ thiện - Xã hội, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (quận 4, TPHCM) đứng ra tổ chức. Nguồn kinh phí thực hiện chương trình do công ty địa ốc Phú Long trên địa bàn quận tài trợ cùng với sự góp sức của các tăng ni, phật tử và hỗ trợ từ các mạnh thường quân khác.
Mỗi ngày bếp ăn nấu từ 3.000 đến 3.500 suất ăn chay giao lại cho Ủy ban MTTQ của 10 phường trong quận 4 và các tổ nhóm từ thiện chuyển đến các bệnh viện: Ung bướu, Chợ Rẫy, Nhà Bè, các khu xóm lao động nghèo quận 10, Tân Phú, huyện Nhà Bè. Theo dự định ban đầu, chương trình thực hiện trong vòng nửa tháng với số lượng khoảng 2.000 suất ăn chay. Thế nhưng khi đi vào hoạt động, số lượng đặt cơm ngày càng nhiều nên Hội đã quyết định nấu từ 1/4 đến 30/4. Dự kiến sẽ có hơn 90.00 suất cơm đến với người nghèo.
Để công việc thiện nguyện duy trì và chấp hành tốt công tác phòng chống dịch của quốc gia, những anh chị tham gia tình nguyện tại bếp ăn đều được đo thân nhiệt, sát khuẩn tại buồng sát khuẩn, rửa tay sạch sẽ trước khi vào bếp. Mọi người đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc.
Chị Phạm Thị Minh Chính, Thư ký Hội từ thiện Tường Nguyên, cho biết: Vì là món chay nên chủ yếu nguyên liệu là rau củ. Vậy nên nguồn nhập nguyên liệu phải rõ ràng, chất lượng.
Cô Nguyễn Thị Kim Nhung (65 tuổi, quê Trà Vinh) đang trọ tại quận Bình Tân cùng với con gái, cả hai mẹ con đều đi phát tờ rơi và bán vé số dạo nhưng hiện không có việc làm nên rất lo lắng. Trong lúc khó khăn, gia đình cô nhận được cơm hỗ trợ đều đặn mỗi ngày, cô cảm thấy ấm lòng hơn. Cô Nhung nghẹn ngào nói: "Chồng nhậu quá nên cô và con gái trốn lên thành phố đi làm thuê mưu sinh. Mấy nay không làm được nên không có tiền để sinh sống qua ngày. Nhờ có những phần cơm từ thiện của chùa gửi cho và các đoàn thể khác quan tâm giúp đỡ, mẹ con tôi rất là biết ơn".
"Dù là miễn phí nhưng chúng tôi luôn tâm nguyện mang đến cho người dân nghèo những bữa cơm chất lượng nhất, không phải làm theo kiểu cho có hay theo phong trào. Thực đơn các món ăn cũng thay đổi hằng ngày để mọi người không bị nhàm chán. Trước khi cho cơm vào hộp, chúng tôi còn lót lá chuối phía dưới để đảm bảo vệ sinh và người ăn sẽ cảm thấy hấp dẫn hơn".
Dù là miễn phí nhưng chúng tôi luôn tâm nguyện mang đến cho người dân nghèo những bữa cơm chất lượng nhất, không phải làm theo kiểu cho có hay theo phong trào. Thực đơn các món ăn cũng thay đổi hằng ngày để mọi người không bị nhàm chán. Trước khi cho cơm vào hộp, chúng tôi còn lót lá chuối phía dưới để đảm bảo vệ sinh và người ăn sẽ cảm thấy hấp dẫn hơn".
Chị Phạm Thị Minh Chính, Thư ký Hội từ thiện Tường Nguyên
Chị Phạm Thị Minh Chính, Thư ký Hội từ thiện Tường NguyênTheo Đại đức Thích Minh Phú, chương trình "Bữa cơm yêu thương" được tổ chức với mục tiêu chuyển tặng hơn 90.000 suất cơm đến người nghèo khó, bệnh tật, bán vé dạo, lao động bị mất việc do dịch Covid-19. Để duy trì bếp ăn từ thiện này đã có nhiều cá nhân, tổ chức, đơn vị cùng chung tay góp từng kg gạo, trái bầu, chai dầu ăn, nước tương... Tất cả đều với mong muốn không ai bị bỏ lại trong dịch Covid-19.
Ngoài nấu cơm từ thiện, hiện tại Hội từ thiện Tường Nguyên còn chung sức chống hạn mặn với bà con miền Tây bằng cách lắp ráp 25 máy lọc nước tại các tỉnh như Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng. Hội đã hoạt động được 20 năm với nhiều việc làm ý nghĩa hướng tới cộng động như trao tặng xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật, xây hơn 300 trăm cây cầu, làm nhà tình thương, tặng quà cho người nghèo.