Buồn nôn, rối loạn tiêu hóa là một số tác dụng phụ có thể gặp của thuốc điều trị cảm cúm

QN
20/10/2020 - 07:42
Buồn nôn, rối loạn tiêu hóa là một số tác dụng phụ có thể gặp của thuốc điều trị cảm cúm
Hiện nay, nhiều loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng để điều trị cảm cúm cho người bệnh. Việc sử dụng các thuốc điều trị cảm cúm có nhiều tác dụng tích cực, khiến bệnh thuyên giảm nhanh chóng,... nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tác dụng phụ.

Trong quá trình điều trị cảm cúm, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng nhiều loại thuốc điều trị cảm cúm khác nhau từ các thuốc điều trị triệu chứng, điều trị nguyên nhân cho đến điều trị biến chứng của bệnh. Việc sử dụng các thuốc tân dược trong điều trị cảm cúm khiến tình trạng của người bệnh thuyên giảm nhưng cũng khiến người bệnh gặp phải các nguy cơ tác dụng phụ khác nhau.

Một số tác dụng phụ của những loại thuốc điều trị cảm cúm thường dùng:

1. Thuốc giảm đau, hạ sốt

Tình trạng đau nhức và sốt rất thường hay xảy ra ở bệnh nhân cảm cúm, do đó thuốc giảm đau hạ sốt luôn là nhóm một trong các nhóm thuốc điều trị cảm cúm thường xuyên được sử dụng nhất, đại diện được sử dụng phổ biến nhất là paracetamol.

Bình thường, khi sử dụng với liều điều trị thích hợp thì paracetamol có thể được chuyển hóa ở gan một cách hiệu quả và rất ít gây độc cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc liều cao trong thời gian ngắn thì gan không còn khả năng khử độc paracetamol nữa mà chính nó sẽ bị paracetamol làm tổn thương. Chính vì thế, không được sử dụng paracetamol quá 4g/24h để giảm đau và hạ sốt cho bệnh nhân cảm cúm.

Hoại tử gan, bội nhiễm hay rối loạn tiêu hóa là một số tác dụng phụ của các thuốc điều trị cảm cúm - Ảnh 2.

Tình trạng đau nhức và sốt rất thường hay xảy ra ở bệnh nhân cảm cúm (Ảnh: Internet)

Những tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể gặp khi sử dụng paracetamol để làm thuốc điều trị cảm cúm kể đến như ban đỏ ở da, mày đay, nôn, buồn nôn, độc tế bào gan, hoại tử tế bào gan,...

Không chỉ sử dụng trong điều trị cảm cúm, paracetamol còn là thuốc được khuyên dùng khi bị sốt xuất huyết. Tuy nhiên khi dùng không đúng có thể gây ngộ độc. Tìm hiểu ngay!

2. Thuốc giảm ho

Cũng như thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc giảm ho cũng là nhóm thuốc điều trị cảm cúm được sử dụng rất thường xuyên trên thực tế.

Các loại thuốc điều trị cảm cúm nhóm giảm ho có thể khiến bệnh nhân giảm đào thải dịch ứ đọng trong đường hô hấp tạo điều kiện cho bội nhiễm xảy ra. Ngoài ra, thuốc giảm ho còn có thể gây nên một số tác dụng phụ khác như mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, rối loạn tiêu hóa và nếu nặng thì có thể gây ức chế trung tâm hô hấp,...

Hoại tử gan, bội nhiễm hay rối loạn tiêu hóa là một số tác dụng phụ của các thuốc điều trị cảm cúm - Ảnh 3.

Thuốc giảm ho cũng là nhóm thuốc điều trị cảm cúm được sử dụng rất thường xuyên (Ảnh: Internet)

Đặc biệt, các loại thuốc cảm cúm có thể gây nên tình trạng buồn ngủ ở bệnh nhân vì thế cần thận trọng sử dụng cho các bệnh nhân làm việc trong môi trường yêu cầu tập trung cao độ như lái xe, công nhân kỹ thuật chính xác,...

>> Bạn đã biết các cách tự nhiên giúp giảm ho chưa?

3. Tác dụng phụ của thuốc điều trị cảm cúm chống ngạt mũi

Ngạt mũi là một triệu chứng rất phổ biến của cảm cúm, mặc dù nó không gây nguy hiểm quá nhiều nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu. Trong trường hợp này, thuốc chống ngạt mũi có thể được sử dụng để làm thuốc điều trị cảm cúm. Những thuốc thông dụng bao gồm pseudoephedrin, phenylephrin, naphazolin, xylometazolin, oxymetazolin,...

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc điều trị cảm cúm nhóm chống ngạt mũi quá nhiều, lạm dụng thuốc thì có thể khiến tác dụng của thuốc suy giảm nhanh chóng và gây nên một số tác dụng phụ như gây teo niêm mạc mũi do co mạch kéo dài, thuốc ngấm vào tuần hoàn thông qua niêm mạc gây tác dụng phụ toàn thân như nhịp tim nhanh, tăng huyết áp,...

4. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh không được sử dụng cho các trường hợp cảm cúm thông thường mà nó chỉ được sử dụng làm thuốc điều trị cảm cúm cho các trường hợp cảm cúm nặng có nguy cơ bội nhiễm cao hoặc bội nhiễm đã xảy ra.

Do có rất nhiều nhóm kháng sinh khác nhau với cơ chế tác dụng, liều dùng, đặc điểm dược động học khác nhau,... Do đó, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh cũng thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào nhóm thuốc kháng sinh mà bệnh nhân được chỉ định.

Hoại tử gan, bội nhiễm hay rối loạn tiêu hóa là một số tác dụng phụ của các thuốc điều trị cảm cúm - Ảnh 4.

Thuốc kháng sinh được chỉ định cho các trường hợp cúm nặng (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, nhìn chung thì các tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng kháng sinh có thể kể đến như dị ứng, mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể (hay gặp nhất ở các vi khuẩn đường ruột), rối loạn tiêu hóa (sốt, buồn nôn, đau bụng,...), sốt, sỉn màu răng,...

Do có nhiều tác dụng phụ khác nhau và chỉ định chỉ hạn chế cho các trường hợp đặc biệt, do đó bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

5. Thuốc kháng virus

Thuốc kháng virus có thể được sử dụng để chống lại sự nhân lên của virus làm bệnh nhanh lành hơn. Tuy nhiên do khó cân bằng giữa nhiều các tác dụng phụ của thuốc với hiệu quả mà thuốc mang lại (so với khi không dùng thuốc), vì vậy mà việc chỉ định sử dụng thuốc cũng cần diễn ra rất thận trọng.

Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng virus kể đến như dị ứng, mệt mỏi, đau đầu, nôn hoặc buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, một số các rối loạn thần kinh, các rối loạn huyết học và có thể gây độc cho gan, thận,...

Có thể thấy rằng, mặc dù việc sử dụng thuốc đem đến hiệu quả rất tích cực trong điều trị và giảm nhẹ các triệu chứng cảm cúm nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ. Vì vậy khi sử dụng thuốc điều trị cảm cúm thì người bệnh cần tuân thủ tốt các chỉ định của bác sĩ đã đề ra để hạn chế tối đa các nguy cơ tai biến do thuốc.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm