pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bướu cổ là gì và những kiến thức tổng quan về bệnh bướu cổ
- 1. Bướu cổ là gì?
- 2. Phân loại bướu cổ
- 3. Nguyên nhân và đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ
- 4. Dấu hiệu nhận biết bệnh bướu cổ là gì?
- 5. Biến chứng của bệnh bướu cổ là gì?
- 6. Điều trị bệnh bướu cổ như thế nào?
- 7. Phòng tránh bệnh bướu cổ như thế nào?
- 8. Cách ăn uống cho người mắc bướu cổ?
- 9. Các câu hỏi thường gặp về bệnh bướu cổ
- 10. Các hình ảnh về bệnh bướu cổ
1. Bướu cổ là gì?
Bướu cổ là một bệnh lý của tuyến giáp, đây là một trong những căn bệnh nội tiết nguy hiểm và dấu hiệu điển hình của căn bệnh này là xuất hiện bướu ở vùng cổ. Trong trường hợp bệnh nhân có bướu tuyến giáp to có thể chèn ép vào đường thở, đường ăn uống khiến người bệnh khó thở, khó nói và khó nuốt. Kích thước của bướu tuyến giáp rất đa dạng có khi chỉ bằng quả cau có khi lại tăng lên rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh.
Đối với những trường hợp bướu tuyến giáp lành tính bệnh nhân hầu như không cần điều trị bằng phẫu thuật, tuy nhiên một số trường hợp bướu tuyến giáp quá lớn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thì việc phẫu thuật cắt bướu tuyến giáp sẽ được các bác sĩ chuyên khoa cân nhắc.
Bướu cổ là một bệnh lý của tuyến giáp
2. Phân loại bướu cổ
Dựa trên các biểu hiện lâm sàng của người bệnh, các nhà khoa học đã chia bướu cổ thành ba loại, cụ thể như sau:
- Bướu tuyến giáp đơn thuần hay còn gọi là bướu cổ lành tính, có tới 80% những người mắc bướu tuyến giáp thuộc nhóm này. Ở những người mắc bướu tuyến giáp đơn thuần có sự sưng lên của tuyến giáp mà không phải do nguyên nhân ung thư tuyến giáp hay viêm tuyến giáp. Đối với bướu cổ đơn thuần, chức năng của tuyến giáp vẫn hoạt động tốt, không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.
- Bướu cổ do cường giáp thường gặp ở những phụ nữ có độ tuổi từ 20 – 45 tuổi, đây là một bệnh lý nghiêm trọng của tuyến giáp. Bướu cổ do cường giáp sẽ có sự thay đổi hormone tuyến giáp nên người bệnh sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Bướu cổ do cường giáp hay còn gọi là bệnh lý basedow, bệnh lý này không chỉ khiến tuyến giáp tăng sinh và to lên bất thường mà còn đi kèm với nhiều dấu hiệu như mắt lồi, nhịp tim nhanh, hồi hộp,…
- Ung thư tuyến giáp cũng có thể gây bướu cổ, lúc này tuyến giáp không chỉ tăng sinh tế bào bất thường mà còn bị thay đổi chức năng hoạt động của mình. Phương pháp điều trị cho nhóm đối tượng này là xạ trị, hóa trị, cắt tuyến giáp,…
Ung thư tuyến giáp cũng có thể gây bướu cổ
3. Nguyên nhân và đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ
3.1. Nguyên nhân gây bướu cổ
Có nhiều nguyên nhân gây bướu cổ, các bác sĩ đã chia nguyên nhân gây bướu cổ thành 3 nhóm thường gặp nhất trên lâm sàng cụ thể như sau:
- Do thiếu iod: Một số nguyên nhân có thể gây thiếu iod như do cung cấp thiếu iod cho cơ thể hoặc người bệnh cần số lượng lớn iod như trong giai đoạn mang thai, thay đổi nội tiết tố,…
- Do dùng thuốc và đồ ăn: Do dùng thuốc và đồ ăn không đúng cách cũng là một trong những nhóm nguyên nhân gây bướu cổ. Những thuốc chứa hoạt chất muối Lithi được sử dụng nhiều trong điều trị rối loạn tâm thần, điều trị bệnh hen hay điều trị thấp khớp,… đều có thể gây nên tình trạng bướu cổ.
- Nguyên nhân dinh dưỡng, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng một số loại thực phẩm như măng, rau cải, nguồn nước có độ cứng cao,… có thể ảnh hưởng tới chức năng của tuyến giáp.
- Bướu cổ do di truyền.
3.2. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bướu cổ
Một số nhóm đối tượng cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này, điển hình như sau:
- Những người không thường xuyên sử dụng muối chứa iod, những đối tượng này thường gặp ở khu vực miền núi.
- Những đối tượng có thay đổi nội tiết tố như phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em độ tuổi dậy thì,…
- Những người mắc các bệnh mãn tính cũng như bệnh nội tiết.
- Người có tiền sử mắc các bệnh lý tuyến giáp như nhiễm trùng, u tuyến giáp,…
- Những người có người trong gia đình mắc bệnh bướu cổ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây bướu cổ
4. Dấu hiệu nhận biết bệnh bướu cổ là gì?
- Người bệnh có thể xuất hiện một số dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, suy nhược, giảm cân, giảm trí nhớ, khô da, thường xuyên bị lạnh,…
- Một số người bệnh mắc bướu cổ đặc biệt là bướu cổ do cường giáp có thể thấy có dấu hiệu như hay đổ mồ hôi, gầy sụt cân nhiều, đánh trống ngực,…
- Tùy thuộc vào kích thước của bướu cổ mà người bệnh có thể có dấu hiệu khàn giọng, mất tiếng, nói khó hay nuốt khó,…
- Bướu cổ to có thể gây chèn ép vào các đầu mút dây thần kinh cũng như chèn ép vào các cơ quan khiến người bệnh khó thở đặc biệt là khi nằm, ho nhiều, nghẹn nhiều khi nuốt,…
Tùy thuộc vào kích thước của bướu cổ mà người bệnh có thể có dấu hiệu khàn giọng, mất tiếng
5. Biến chứng của bệnh bướu cổ là gì?
Bệnh bướu cổ tuy có những tác động tới toàn thân nhưng biến chứng mà căn bệnh này gây ra cho sức khỏe là không nhiều, người bệnh sẽ chỉ phải quan tâm tới một số biến chứng sau khi mổ bướu cổ mà thôi. Mổ bướu cổ là một phẫu thuật tương đối đơn giản nhưng khi thực hiện phẫu thuật này cũng có thể xuất hiện một số biến chứng phổ biến, cụ thể như sau:
- Chảy máu: đây là một trong những biến chứng thường xuyên xuất hiện nhất ở những bệnh nhân bướu cổ. Chảy máu do phẫu thuật bướu cổ thường là chảy máu nhanh và nhiều có thể chảy vào đường thở gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
- Khó thở: Các nhà khoa học đã tìm ra được hai nguyên nhân chính gây khó thở cho người bệnh sau phẫu thuật bướu cổ là do có cục máu đông chặn ở khí quản hoặc do dây thần kinh thanh quản quặt ngược đã bị tổn thương. Đối với trường hợp đầu tiên người bệnh cần được nhanh chóng cấp cứu để tránh tình trạng suy hô hấp cấp tính.
- Cơn bão giáp trạng là một trong những biến chứng sau phẫu thuật bướu cổ nguy hiểm nhất, thường xuất hiện ở những bệnh nhân cường giáp hay còn gọi là bệnh Basedow.
- Thay đổi giọng nói có thể xuất hiện ở khoảng 5 – 10% số ca phẫu thuật bướu cổ, điều này được lý giải là do dây thần kinh thanh quản đã bị tổn thương sau khi mổ bướu cổ.
Thay đổi giọng nói có thể xuất hiện ở khoảng 5 – 10% số ca bướu cổ
6. Điều trị bệnh bướu cổ như thế nào?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị bướu cổ, tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân mà các bác sĩ có thể áp dụng một trong ba phương pháp điều trị dưới đây:
6.1. Điều trị bằng đồng vị iod
Bệnh nhân bướu cổ do thiếu iod có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc iod phóng xạ, những iod phóng xạ này sau khi đi vào máu sẽ đến tuyến giáp để phá hủy đi những tế bào bất thường. Phóng xạ iod mang tới hiệu quả điều trị cao cho người bệnh, có tới 90% người bệnh bướu cổ cho hiệu quả điều trị tích cực. Điều trị bằng phóng xạ iod người bệnh sẽ áp dụng trong thời gian khoảng từ 12 – 18 tháng, tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh.
Điều trị bằng độ vị iod có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp nhưng số lượng bệnh nhân bị như vậy là rất ít.
6.2. Uống thuốc điều trị ở tuyến giáp
Uống thuốc thay thế hormone tuyến giáp được áp dụng cho những bệnh nhân có bướu tuyến giáp phát triển quá mức. Các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp sẽ giúp làm chậm đi quá trình giải phóng hormone tuyến giáp, lượng hormone thiếu hụt này sẽ được tuyến yên thay thế và bù đắp. Khi tuyến giáp không phải hoạt động quá nhiều thì tuyến giáp cũng sẽ dần nhỏ lại.
Đối với những trường hợp người bệnh bị viêm tuyến giáp gây nên bướu cổ thì các bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc kháng sinh hay thuốc corticosteroid,…để điều trị. Chỉ cần khỏi tình trạng viêm thì bướu cổ tự nhiên cũng sẽ biến mất.
6.3. Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp được xem là giải pháp cuối khi điều trị nội khoa không hiệu quả và bướu cổ có kích thước lớn gây chèn ép vào đường thở và đường ăn uống của người bệnh. Các bác sĩ chuyên khoa có thể lựa chọn một số phương pháp như cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp,…tùy thuộc vào kích thước tuyến giáp của người bệnh.
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp được xem là giải pháp cuối khi điều trị nội khoa không hiệu quả
7. Phòng tránh bệnh bướu cổ như thế nào?
Tuy có rất nhiều nguyên nhân gây bướu cổ nhưng một trong những nguyên nhân hàng đầu được các bác sĩ chuyên khoa nội tiết đề cập tới chính là do thiếu đi iod, thiếu iod trong khẩu phần ăn không chỉ khiến bạn và gia đình có nguy cơ mắc bướu cổ mà còn ảnh hưởng lớn tới tinh thần và khả năng nhận thức của não bộ.
Khi chế độ ăn bị thiếu iod trong thời gian dài, kích thích tuyến giáp tăng sinh hoạt động để bù đắp lượng iod thiếu hụt này, lâu dần sẽ khiến tuyến giáp trở nên to hơn gây nên tình trạng bướu cổ. Nghiêm trọng hơn là khi thiếu iod trong thời gian dài còn có thể kkiến tế bào tuyến giáp tăng sinh quá mức gây phì đại, hoại tử tuyến giáp.
Để phòng bệnh bướu cổ cũng như các rối loạn liên quan tới tình trạng thiếu iod bạn đọc cần tăng cường bổ sung những thực phẩm chứa nhiều iod vào trong khẩu phần ăn của mình, đặc biệt là đối tượng có nhu cầu sử dụng lượng iod cao như trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ có thai và cho con bú. Một biện pháp an toàn và mang tới hiệu quả cao khi bổ sung iod cho cơ thể chính là sử dụng muối có chứa iod.
Ngoài việc bổ sung bằng muối chứa iod bạn cũng có thể bổ sung một số loại thực phẩm giàu iod tự nhiên như rau cải xoong, khoai tây, bầu dục, trứng gà,… Với những người cần bổ sung iod hàng ngày bằng viên uống thì cần bổ sung theo đúng chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, không tự ý bổ sung iod dưới dạng viên uống cho cơ thể vì khi bổ sung quá nhiều loại đồng vị này có thể làm tăng gánh nặng cho tuyến giáp, khiến tình trạng phì đại ngày càng nghiêm trọng.
Bổ sung iod cho cơ thể là một biện pháp an toàn và mang tới hiệu quả cao
8. Cách ăn uống cho người mắc bướu cổ?
8.1. Người bị bướu cổ không nên ăn gì?
Rau họ cải: Một số loại rau thuộc họ cải có thể kể tới như bông cải xanh, súp lơ, cải ngọt, cải xoăn, củ cải,… chứa các hợp chất lưu huỳnh, lưu huỳnh đi vào cơ thể biến đổi thành Isothiocyanates. Isothiocyanates lấy đi lượng iod của tuyến giáp khiến tuyến giáp phải tăng sinh hoạt động – một trong những nguyên nhân làm tăng nặng tình trạng bướu cổ.
Đậu nành: Đậu nành rất tốt cho sức khỏe nhưng đối với những người mắc bệnh bướu cổ thì không. Đậu nành có đặc tính kháng giáp trạng, đặc tính này sẽ tăng lên khi chế độ ăn cung cấp thiếu iod cho cơ thể. Người bệnh mắc bướu cổ không chỉ nên kiêng đậu nành mà còn nên kiêng cả những chế phẩm từ đậu lành như đậu phụ, sữa đậu nành,…
8.2. Người mắc bệnh bướu cổ nên ăn những thực phẩm nào?
Cải xoong: Cải xoong là một trong những thực phẩm không chỉ giàu iod mà còn giàu lưu huỳnh, germani, vitamin B17 và các chất chống ô xy hóa giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn.
Tỏi: Tỏi không chỉ là một chất kháng sinh tự nhiên giúp làm giảm sưng tấy và thúc đẩy quá trình sản sinh ra glutathione – một trong những chất giúp tuyến giáp khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Thực phẩm giàu iod: Thực phẩm giàu iod là một trong những thực phẩm vô cùng quan trọng mà người mắc bệnh bướu cổ cần bổ sung trong chế độ ăn, một số loại thực phẩm chứa nhiều iod có thể kể tới như hải sản tôm, cá,…và trứng, khoa tây,…
Thực phẩm giàu selenium: Thực phẩm giàu selenium cũng có công dụng tương tự như iod, chúng sẽ giúp tuyến giáp giảm đi nguy cơ phải hoạt động quá mức, điều này sẽ giúp cho tuyến giáp không bị phì đại, gây bướu cổ. Một số loại thực phẩm giàu selenium có thể kể tới như thịt gia cầm, gạo lứt, yến mạch,…
Trà xanh: Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại những tác nhân gây bệnh ở tuyến giáp hiệu quả.
Trà tía tô đất (lemon balm): Trà tía tô đất giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch giúp người bệnh bướu cổ điều chỉnh lại được lượng hormone tuyến giáp.
Dầu dừa: Dầu dừa chứa lượng lớn acid lauric, acid lauric có khả năng chống virus cũng như chống lại các vấn đề liên quan tới tuyến giáp như bướu cổ, cường giáp,…
Thực phẩm giàu iod là một trong những thực phẩm quan trọng mà người mắc bệnh bướu cổ cần bổ sung
9. Các câu hỏi thường gặp về bệnh bướu cổ
9.1. Bướu cổ là bệnh của nữ giới?
Do thường xuyên có những giai đoạn bị thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nên nữ giới có nguy cơ cao mắc bướu tuyến giáp hơn so với nam giới, theo thống kê dựa trên các case lâm sàng, tỷ lệ bướu cổ nữ/ nam là 3/1. Điều này chứng tỏ nam giới cũng có nguy cơ mắc bướu cổ chỉ là tỷ lệ mắc bệnh ít hơn so với nữ giới mà thôi.
9.2. Bướu cổ khi mang thai có nguy hiểm không?
Bưới cổ lành tính hầu như không ảnh hưởng tới thai nhi, một số trường hợp người bệnh mang thai sẽ làm giảm đi các dấu hiệu của bệnh bướu cổ. Tuy nhiên, để chắc chắn căn bệnh này không ảnh hưởng xấu tới thai nhi, mẹ bầu vẫn nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
9.3. Bướu cổ có nguy hiểm không?
Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết lớn của cơ thể chính vì thế khi có vấn đề tại tuyến giáp thì hầu như tất cả các cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng. Tuy mức độ ảnh hưởng mà bướu cổ gây ra đối với sức khỏe toàn thân không quá nghiêm trọng nhưng người bệnh cũng cần chủ động đi khám và tuân thủ điều trị khi mắc bệnh.
9.4. Bướu cổ có chữa khỏi được không?
Để xác định được bướu cổ có thể điều trị khỏi được không các bác sĩ sẽ phải xác định được kích thước tuyến giáp, nồng độ hormone tuyến giáp,…sau đó mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Hầu hết các tình trạng bướu cổ ngoài thực tế là lành tính nên việc điều trị không khó khăn, chỉ cần bệnh nhân tuân thủ điều trị, tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng mà bác sĩ đưa ra thì việc điều trị khỏi bệnh là hoàn toàn có thể thực hiện được.