Cả gia đình ở Vũng Tàu vừa khỏe vừa giảm mỡ thành công nhờ 1 mẹo

Đậu Đậu
12/02/2023 - 22:25
Cả gia đình ở Vũng Tàu vừa khỏe vừa giảm mỡ thành công nhờ 1 mẹo
"Ăn kiểu này quan trọng nhất là kiểm soát được lượng calo nạp vào, nhất là nhà nào ăn ít rau nhiều thịt thì sẽ thấy rõ được việc cần phải điều chỉnh để cân bằng dinh dưỡng", chị Bình chia sẻ.

Đã gần 4 tháng nay, cả gia đình chị Bình (SN 1986, Vũng Tàu) tập làm quen với chế độ ăn uống mới đó là: Chia khẩu phần ra từng đĩa.

Chị Bình chia sẻ: "Nhà mình quyết định ăn theo kiểu chia suất ăn cho từng thành viên trong gia đình. Tức là vẫn nấu cơm canh như bình thường, có điều chia mỗi người một đĩa cơm, đầy đủ thức ăn rau dưa. Ăn kiểu này quan trọng nhất là kiểm soát được lượng calo nạp vào, nhất là nhà nào ăn ít rau nhiều thịt thì sẽ thấy rõ được việc cần phải điều chỉnh để cân bằng dinh dưỡng".

Cả gia đình Vũng Tàu vừa khỏe vừa giảm mỡ thành công nhờ 1 "mẹo" ăn uống người Việt trước nay "tránh xa" - Ảnh 1.

Gia đình chị Bình (SN 1986, Vũng Tàu) tập làm quen với kiểu chia khẩu phần ăn từ mấy tháng nay. Ảnh NVCC

Ngoài ra, cách ăn này còn được chị Bình đánh giá rằng rất gọn nhẹ vì: "Mỗi người một đĩa là xong, thường ăn thế này sẽ có tâm lý ăn hết cả một suất cơm. Tránh được việc để lãng phí đồ ăn. Còn thức ăn dư chưa bị đụng đũa, cất tủ lạnh hôm sau ăn tiếp".

Các khẩu phần ăn được chia theo suất của gia đình chị Bình. Ảnh NVCC

Sau gần 4 tháng áp dụng chia khẩu phần ra từng đĩa, chị Bình cho hay không chỉ các thành viên trong gia đình rất hào hứng trước mỗi bữa cơm mà sức khỏe cả nhà đã có nhiều bước tiến: Cơ thể thon gọn hơn, giảm được lượng mỡ dư thừa vùng bụng, eo, bắp tay...

Thực tế, phương pháp chia khẩu phần theo từng đĩa như thế này không hề mới mẻ ở các nước châu Âu. Tuy nhiên, nó lại khá lạ đối với người Việt. Bởi văn hóa Việt từ xưa đến nay thường thích sự quây quần bên mâm cơm, cùng nhau chia sẻ và thưởng thức từng món ăn. 

Chia khẩu phần ăn theo đĩa dinh dưỡng gọi là Healthy Eating Plate. Phương pháp này giúp kiểm soát tỷ lệ dinh dưỡng cũng như lượng nước cung cấp trong khẩu phần ăn một cách dễ hiểu và dễ thực hiện. 

Tỷ lệ của đĩa dinh dưỡng thường là: 

- Nửa đĩa rau củ hoặc trái cây: Cung cấp vitamin cùng khoáng chất chính trong bữa ăn.

- 1/4 của đĩa thức ăn dành cho chất đạm như trứng, cá, thịt, các loại đậu; phần còn lại của đĩa thức ăn.

- Phần còn lại của đĩa thức ăn sẽ bao gồm carbohydrate, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, như khoai tây, các loại ngũ cốc dạng hạt như gạo trắng, yến mạch, gạo lứt, hạt hạnh nhân, hạt óc chó...

Khẩu phần giữa người lớn và trẻ nhỏ có thể khác nhau, nhưng thành phần tỷ lệ sẽ như nhau.

Chia khẩu phần ăn theo đĩa, đừng quên lưu ý quan trọng của bác sĩ

ThS. BS. Nguyễn Thị Mai Nhiên (Giảng viên Bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Trường Đại học Y tế công cộng) cho hay: "Việc chia khẩu phần theo từng đĩa về lý thuyết thì đem lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên về khía cạnh văn hóa của Việt Nam mình thì đôi khi lại không phù hợp".

Bác sĩ cho hay, áp dụng phương pháp chia khẩu phần ăn theo đĩa trước hết có thể giúp các gia đình kiểm soát được nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người. Nếu trong nhà có người thừa cân, ít cân thì có thể sắp xếp cho mỗi người một suất phù hợp với nhu cầu của chính họ. Tiếp đó là có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật và các nguồn bệnh có thể lây lan trong gia đình như viêm gan B, vi khuẩn HP, hay các căn bệnh lây truyền qua đường ăn uống khác...

mam-com-gia-dinh-mien-bac.jpg

Tuy nhiên, ThS. BS. Nguyễn Thị Mai Nhiên khuyến cáo việc chia khẩu phần ăn cần quan tâm đến tỉ lệ thức ăn tùy theo lứa tuổi.

"Ví dụ một đĩa ăn chúng ta chia ra thành 10 phần. Trong đó đĩa ăn của một người lớn thể trạng bình thường, không có bệnh lý gì sẽ ước lượng gồm 2 phần là ngũ cốc, 3 phần là rau, 3 phần các loại thịt đạm, 2 phần là hoa quả. Với trẻ con thì còn tùy vào từng lứa tuổi sẽ có cách sắp xếp khác nhau, phụ huynh nên tìm hiểu thêm kiến thức về dinh dưỡng để bố trí khẩu phần ăn phù hợp với con  mình", BS Nhiên nói.

Cũng theo bác sĩ, với những người cao tuổi, mắc bệnh mãn tính nên đi khám và xin lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa để sắp xếp bữa ăn cho phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Còn theo ý kiến của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội): Mọi người có thể chia thức ăn theo từng suất hoặc ăn theo mâm như bình thường tùy thuộc vào sở thích. Nhưng cần quan tâm đến tỉ lệ thức ăn và cách chế biến phù hợp với từng thành viên trong gia đình. 

Tuy vậy, vị chuyên gia vẫn khuyến khích cả gia đình cùng quây quần bên bàn ăn dù ăn suất riêng vì điều đó tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên. Vị chuyên gia cho hay: Chỉ khi trong nhà có người đang mắc các căn bệnh có tính truyền nhiễm như Covid-19, sốt xuất huyết... thì mới nên áp dụng cách ăn theo suất như thế này.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm