Các cặp vợ chồng hạnh phúc cũng có thể mắc lỗi

11/04/2016 - 08:43
Dưới đây là 6 lỗi thường gặp ở bất kỳ cặp vợ chồng nào, ngay cả những cặp đôi hạnh phúc.
Bạn hãy lên kế hoạch tránh trùng với thời gian biểu của 'bạn đời' nếu không muốn xảy ra tranh cãi. (Ảnh: shutterstock)

Lên kế hoạch mà không hỏi ý kiến ‘bạn đời’

Mỗi người đều có thời gian biểu bận rộn. Trong hôn nhân, điều quan trọng là quan tâm tới thời gian biểu của “bạn đời”. Để chắc chắn rằng bạn không sắp xếp làm điều gì trùng với kế hoạch đã được lên lịch của vợ/chồng bạn và để tránh những xung đột không cần thiết, hai bạn cần thảo luận. Bạn có thể lập thời gian biểu theo tuần hoặc thảo luận những kế hoạch đúng lúc. Liệt kê xem bạn làm việc gì với ai, khi nào để tránh sự chồng chéo.

Chia đôi trách nhiệm

Về lý thuyết, việc chia đôi trách nhiệm có vẻ như một ý tưởng tốt. Tất cả mọi việc được chia đều cho vợ và chồng. Thế nhưng điều này có thể dẫn đến việc “ăn thua”. Nếu bạn cứ phải giữ tâm lý tính toán trong đầu xem ai làm gì và làm thường xuyên thế nào thì bạn sẽ thấy thất vọng, cảm giác như bản thân phải gánh nhiều trách nhiệm hơn “bạn đời”. Giải pháp tốt hơn là hai bạn nên thảo luận để trong hai người ai thực hiện tốt nhất những công việc nào, sau đó tìm cách giúp đỡ lẫn nhau khi có thời gian. Hãy làm mọi việc một cách linh hoạt.

Bỏ giấc cho tới khi giải quyết xong tranh cãi

Bạn có thể ngủ ngon hơn nếu không ở giữa một tranh cãi. Tranh cãi xảy ra, bạn và “bạn đời” trở nên mệt mỏi và có thể bạn sẽ nói những điều vô nghĩa hoặc những điều khiến bạn hối tiếc. Thay vào đó, bạn nên đi ngủ. Mọi điều trở nên rõ ràng và ít căng thẳng hơn sau một giấc ngủ vào ban đêm. Đó là một cách tương tự như bạn đếm từ 1 tới 10 để giữ bình tĩnh trước khi nói. Đồng ý hay không đồng ý nên được hai bạn thảo luận khi đã nghỉ ngơi.

Các ý kiến, mong muốn của bạn nên được nói rõ để nhận được sự hỗ trợ từ 'một nửa'. (Ảnh: shutterstock)

Nghĩ rằng bạn kết hôn với… một nhà ngoại cảm

Bạn có thể nghĩ “bạn đời” làm việc nào đó vì đấy là điều hiển nhiên, nhưng không có nghĩa họ sẽ nắm bắt được các thông điệp “ngoại cảm” từ bạn. Ví dụ, các thùng rác nhà bạn đã đầy và cần được mang đổ. Khi “bạn đời” không đổ rác dù thấy thùng rác đã đầy, điều này có thể là nguyên nhân gây ra xích mích nếu bạn nóng nảy vì điều vợ/chồng bỏ qua. Các ý kiến, mong muốn của bạn tốt hơn là cần được nói rõ. Đơn giản: “Anh/em yêu, anh/em nhớ mang rác đi đổ nhé?” là một giao tiếp đơn giản mà có thể khiến một cuộc tranh cãi không diễn ra vì việc bình thường như chuyện đổ rác.

Quên đi cảm xúc của người bạn đời

Ở bên những người bạn thấy thoải mái, bạn dễ “chụp” lấy họ để nói về những căng thẳng và thất vọng của bản thân. Điều kỳ lạ là bạn thường làm tổn thương những người bạn yêu thương nhất. Biện pháp khắc phục cho điều này là bạn nên bình tĩnh trước khi nói chuyện, thảo luận về những gì đang làm phiền lòng bạn. Và nếu bạn đã nói ra những lời gây tổn thương hoặc cay nghiệt với vợ/chồng mình, hãy xin lỗi và làm cho mọi việc tốt hơn. Thay vì nổi nóng với vợ/chồng, bạn nên hỏi xem mình có thể làm được gì để giảm bớt sự căng thẳng và thất vọng của “một nửa”.

Không nên lần lữa những khoảnh khắc cần cho vợ chồng bằng lời hứa 'một hôm nào đó' (Ảnh: shutterstock)

Chờ đợi ‘một hôm nào đó’

“Một hôm nào đó, chúng mình hẹn hò”, “Một hôm nào đó, chúng mình sẽ đi du lịch như đã bàn”. Nếu bạn luôn lần lữa với những khoảnh khắc cần cho vợ chồng hay sự riêng tư thì “một hôm nào đó” sẽ không tới. Hãy cam kết với vợ/chồng bạn bằng việc đặt ra một ngày, thời gian cụ thể cho một bữa ăn trưa, bữa ăn tối hoặc chuyến đi chơi và cố gắng để điều đó diễn ra. Hãy thận trọng hơn trong lựa chọn của bạn, đừng nên chờ đợi cho đến khi bạn không bận rộn việc gì khác rồi mới làm điều bạn định làm. Sẽ luôn có một điều gì khác bận rộn diễn ra, trừ khi bạn thực hiện lời hứa với “bạn đời” trong một nỗ lực có chủ ý và đặt lời hứa với họ lên lựa chọn đầu tiên của bạn. Hãy dành cho nhau sự ưu tiên để hôn nhân hạnh phúc.  

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm