pnvnonline@phunuvietnam.vn
Các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào bởi hội chứng COVID kéo dài?
Theo báo cáo từ một số nghiên cứu về hội chứng COVID kéo dài cho thấy có khoảng 72% những người đã hồi phục sau COVID-19 bị tổn thương kéo dài ở một hoặc vài cơ quan trong cơ thể chẳng hạn như mệt mỏi, xơ phổi, khó thở và chủ yếu là các rối loạn liên quan tới hô hấp.
Các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào bởi hội chứng COVID kéo dài?
Những người mắc hội chứng COVID kéo dài không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và tăng thêm gánh nặng mà còn cần được chăm sóc và hỗ trợ trong một thời gian dài. Thậm chí có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Dưới đây là một số tác động tới cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi hội chứng COVID kéo dài tới sức khỏe:
1. Hệ hô hấp
Mệt mỏi và khó thở là hai trong số những triệu chứng COVID kéo dài thường được các bệnh nhân phản ánh nhất. Điều đặc biệt, là có sự đa dạng về độ tuổi người gặp vấn đề đối với hệ hô hấp sau khi khỏi COVID-19.
Có thể nói, những vấn đề sức khỏe đường hô hấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống thường ngày. Nguyên nhân được giải thích về hiện tượng này là do sự tấn công của virus SARS-CoV-2 vào các mô phổi.
Nếu như bệnh nhân bị nhiễm virus ở mức độ nặng thì có thể gặp các tổn thương hô hấp trầm trọng hơn chẳng hạn như viêm nhiễm và các bệnh hô hấp mãn tính khác.
2. Sức khỏe tim mạch
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Tim mạch JAMA cho biết, kết quả cuộc nghiên cứu cho thzaasy 78% người bị dương tính với COVID-19 sau khi khỏi bệnh đều phàn nàn về các vấn đề tim mạch. Và cũng có thể, trái tim là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất do virus.
Những vấn đề có thể gặp phải như suy giảm chức năng, suy giảm lưu lượng máu, nhịp tim rối loạn bất thường, bị đánh trống ngực, viêm cơ tim hay bị suy hô hấp đối với người cao tuổi.
Do đó mà vấn đề chăm sóc sức khỏe tim mạch sau COVID-19 chắc chắn là điều cần phải được chú ý.
Các bác sĩ cũng đề xuất việc đi khám sàng lọc để kiểm tra sớm đối với những bệnh nhân trong độ tuổi từ 20 - 30 do nguy cơ hình thành các cục máu đông, ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề lưu thông máu trong cơ thể và gây ra những vấn đề khác.
Có thể bạn chưa biết Cục máu đông là một trong những nguyên nhân gây ra cơn đột quỵ.
3. Hệ thống miễn dịch
Trong khi sự hồi phục hệ miễn dịch là một yếu tố giúp đánh giá mức độ sức khỏe sau nhiễm COVID-19 một cách dễ dàng thì cơ quan này cũng nằm trong danh sách bị ảnh hưởng bởi hội chứng COVID kéo dài.
Người ta đã lưu ý rằng sau COVID-19 thì bệnh nhân, đặc biệt là với những người bị nghiện thuốc trong thời gian dài rất dễ gặp phải các biến chức do hệ miễn dịch bị suy giảm (hoặc do tuổi tác) và có nhiều nguy cơ gặp phải biến chứng nhiễm trùng mãn tính nhanh hơn với những người khác.
Trong giai đoạn nặng (là giai đoạn trước và trong quá trình hồi phục) thì virus SARS-CoV-2 có thể tạo ra các cytokine có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm và tổn thương đa cơ quan trong cơ thể từ đó tạo thành các biến chứng lâu dài cho người bệnh.
Chính vì thế mà bất kì một dấu hiệu cảnh báo nào đó bất thường cần được quan sát nhận biết kịp thời để ứng phó thích hợp.
4. Thận
Tác động của virus đối với chức năng thận của người bệnh sau phục hồi vẫn chưa được đưa vào một báo cáo chi tiết do có nhiều yếu tố ảnh hưởng sâu sắc.
Từ huyết áp và lượng đường tăng cao, suy giảm chức năng miễn dịch, chuyển hóa xấu và tất cả những thông số quan trọng này đều có thể ảnh hưởng tới chức năng thận.
Các chuyên gia cho biết, người nhập viện vì nhiễm COVID-19 cho thấy biểu hiện đi tiểu ít hơn và có nguy cơ cao bị rối loạn chức năng thận cùng các tổn thương sau đợt tấn công của virus. Giống như bệnh tim, các tổn thương chức năng thận quá mức đã được quan sát thấy ở cả những người không có nguy cơ mắc bệnh thận hay suy giảm chức năng do tuổi tác đã được xác định trước đó.
5. Não bộ và hệ thần kinh
Hội chứng sương mù não ("Sương mù não" (Brain Fog) là thuật ngữ chỉ hội chứng rối loạn chức năng tập trung, học tập và trí nhớ, gây ra sự nhầm lẫn, mất phương hướng trong một thời gian ngắn) và những khó khăn liên quan tới nhận thức có thể khiến não bộ bị lão hóa trong thời gian dài là những phàn nàn phổ biến ở người bị mắc COVID-19 nặng.
Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra biến chứng điển hình ở bệnh nhân COVID-19 có thể phát triển như co giật, bị viêm nhẹ/nặng hay các vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần. Hoặc bị mất ngủ, chóng mặt, suy giảm khứu giác, vị giác sau vài tuần tới vài tháng chiến đấu với virus.
Một báo cáo gần đây từ các chuyên gia Đại học King's College ở London cũng cho thấy hội chứng sau COVId cũng có thể khiến bệnh nhân bị tăng khả năng gặp các rối loạn sức khỏe tâm thần nghiêm trọng như sa sút trí tuệ, Alzheimer và hội chứng Guillain-Barre.
6. Hệ tiêu hóa
Virus SARS-CoV-2 gây ra một đợt tấn công "trực diện" và ruột và hệ tiêu hóa có thể gây ra nhiều vấn đề cho bệnh nhân sau hồi phục dưới nhiều hình thức khác nhau.
Đối với nhiều người, tác động của hội chứng COVID kéo dài có thể là chán ăn, rối loạn chuyển hóa hay giảm cân. Đôi khi nghiêm trọng hơn như kém hấp thụ chất dinh dưỡng, bị tiêu chảy nặng hay viêm dạ dày và thậm chí là chảy máu dạ dày và nhiễm trùng đường ruột.
Kết
Tóm lại, hãy nhớ rằng chúng ta vẫn đang trong quá trình tìm hiểu về virus và các tác động lâu dài của COVID-19 vẫn còn đang tồn tại (có thể nhiều hơn?). Và trong khi nhiều bệnh nhân đang hồi phục sức khỏe tốt thì nguy cơ phát triển hội chứng COVID kéo dài là một lời nhắc nhở chúng ta không điều trị bệnh một cách bất cẩn và cần luôn đề phòng.
Nguồn dịch: https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/health-fitness/health-news/what-is-chronic-fatigue-syndrome-and-effective-ways-to-deal-with-it/photostory/80768300.cms