Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), để tăng cường giám sát, ngăn chặn nguy cơ dịch do virus zika xâm nhập vào Việt Nam, Cục đã chỉ đạo lấy mẫu bệnh phẩm ở các tỉnh, thành để xét nghiệm. Cụ thể, ở khu vực phía Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ tiếp nhận hơn 100 mẫu bệnh phẩm được lấy từ các BV TƯ tại Hà Nội, BV Đa khoa Hà Tĩnh, Hải Phòng, Thanh Hóa và 16 mẫu được Viện Pasteur Nha Trang chuyển đến. Ngoài ra, Viện còn thực hiện xét nghiệm với 3 trường hợp nghi ngờ nhiễm zika từ BV Phụ sản TƯ (2 trường hợp) và BV Bạch Mai (1 trường hợp).
Tại khu vực miền Trung, Viện Pasteur Nha Trang đã triển khai thu thập mẫu bệnh phẩm và tiến hành xét nghiệm tổng số trên 38 mẫu.
Khu vực miền Nam, từ ngày 15/2/2016, Viện Pasteur TPHCM cũng đã triển khai giám sát và lấy 83 mẫu bệnh phẩm tại 8 điểm, gồm các BV ở An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, TPHCM, Tây Ninh và Vĩnh Long.
Loại muỗi trung gian truyền virus zika |
Kết quả cho thấy, tất cả mẫu bệnh phẩm được thực hiện xét nghiệm đều âm tính với virus zika.
Như vậy, tính tới ngày 18/3, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus zika. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, nguy cơ dịch do virus zika xâm nhập vào Việt Nam là rất cao, vì nhiều quốc gia giáp Việt Nam như Trung Quốc, Lào... đã có người nhiễm bệnh này.
Do đó, để ngăn ngừa dịch bệnh, Bộ Y tế đã tổ chức lễ phát động Chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng phòng chống dịch bệnh do vi rút zika và sốt xuất huyết”. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã ban hành Chỉ thị Về việc tổ chức chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng và triển khai công tác phòng chống bệnh do virus zika, sốt xuất huyết.
Theo Bộ Y tế, để phòng bệnh do virus zika, người dân cần thực hiện các biện pháp diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng), tránh để muỗi đốt.
Theo Bộ Y tế, để phòng bệnh do virus zika, người dân cần thực hiện các biện pháp diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng), tránh để muỗi đốt.