Các mẹ chớ lơ là với 10 căn bệnh thường gặp ở trẻ em

13/06/2018 - 09:14
Để bảo vệ sức khỏe của con cái, cha mẹ nên chú ý đến các triệu chứng để xác định những căn bệnh nghiêm trọng và chọn phương pháp điều trị phù hợp.
1.jpg
Viêm họng: Các triệu chứng thông thường là đau họng, sốt; nặng là sưng amidan, có màu trắng trên lưỡi và miệng, sốt cao, khó nuốt... Khi một đứa trẻ bị đau họng và sốt, nhiều cha mẹ nghĩ rằng chúng đang bị cảm lạnh. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu sớm viêm họng, viêm họng nguy hiểm vì những biến chứng nghiêm trọng của nó. Để tránh các biến chứng, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh ngay từ ngày đầu tiên bị bệnh.

 

2.jpg
Virus Rota (Tiêu chảy cấp): Virus Rota là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng, nhập viện thậm chí tử vong ở trẻ nhỏ trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam. Các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy... Bệnh này kết hợp các triệu chứng của một chứng rối loạn tiêu hóa và cảm lạnh. Khi mắc bệnh, cơ thể mất rất nhiều nước do nôn mửa và tiêu chảy, vì vậy mất nước là mối nguy hiểm lớn nhất của bệnh này. Đó là lý do tại sao điều đầu tiên mà cha mẹ nên làm là cung cấp nước cho con, nhưng chỉ với số lượng nhỏ và từng chút một.

 

3.jpg
Ho gà: Các triệu chứng ho gà thông thường là ho khan, sốt, sổ mũi, khi bệnh trở nặng, trẻ có thể nôn mửa. Không phải mọi bác sĩ đều có thể chẩn đoán bệnh ho gà ở những giai đoạn sớm nhất để điều trị cho trẻ ngay từ đầu. Nhưng khi thời gian trôi qua, ho khan với âm thanh rít xuất hiện sẽ là triệu chứng rõ ràng đầu tiên. Cơn ho dữ dội này có thể kết thúc với việc nôn mửa. Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt vì chỉ có một chuyên gia mới có thể xác định căn bệnh với một loạt các xét nghiệm.

 

4.jpg
Sốt phát ban đỏ: Bệnh sốt phát ban đỏ xuất hiện chủ yếu ở trẻ sơ sinh. Một ngày sau khi mắc bệnh, cơ thể sẽ phát ban nhỏ màu đỏ. Đặc điểm nổi bật của bệnh ban đỏ là phát ban không xuất hiện trên mũi hoặc vùng da quanh môi. Để tránh các biến chứng nghiêm trọng trong các cơ quan nội tạng, nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

 

5.jpg
Bệnh suyễn: Ngoài bệnh truyền nhiễm, ho có thể do hen suyễn gây ra. Bệnh suyễn là một căn bệnh di truyền, vì vậy nếu có những người mắc bệnh này trong gia đình bạn, bạn nên thận trọng. Khi một người bị hen suyễn, có nguy cơ bị nghẹt thở cao nếu họ bị phản ứng dị ứng hoặc thậm chí khi cười hoặc khóc. Bệnh suyễn là một bệnh mãn tính nhưng nếu điều trị đúng, bệnh có thể không tái phát trong một thời gian dài.

 

6.jpg
Bệnh bại liệt: Bại liệt là một căn bệnh rất nghiêm trọng nhắm vào tủy sống và có thể gây liệt nặng. Nó có những triệu chứng ban đầu như cảm lạnh thông thường nên thường bị nhầm lẫn. Chỉ khi đứa trẻ bắt đầu nói về các cơn đau ở chân và cánh tay, có các rối loạn vận động, hoặc mất đi cảm giác, các bác sĩ nghi ngờ một căn bệnh nghiêm trọng hơn. Bệnh bại liệt có thể được chẩn đoán sau khi xét nghiệm máu đặc biệt. Sau khi bệnh đã hết, đứa trẻ sẽ phải trải qua một thời gian phục hồi lâu dài và khó khăn. Thậm chí những cử động bình thường có thể không bao giờ được phục hồi.

 

7.jpg
Bệnh lao: Bệnh lao có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với cảm lạnh ở giai đoạn đầu, nhưng có một sự khác biệt quan trọng cần chú ý. Thông thường, khi một người bị nhiễm lạnh, các triệu chứng biến mất sau một vài ngày. Nhưng nếu họ bị bệnh lao thì căn bệnh này vẫn tiếp tục nặng thêm. Da người bệnh trở nên nhợt nhạt và cơn sốt không biến mất trong một thời gian dài. Trong trường hợp có nghi ngờ rằng nó có thể là bệnh lao, bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt và chụp X-quang phổi cho con bạn.

 

8.jpg
Viêm thanh khí phế quản: Đây là một bệnh phổ biến ở trẻ em. Bệnh có thể bắt đầu với cảm lạnh thông thường. Khi một đứa trẻ bị cảm lạnh, virus xâm nhập vào đường hô hấp, làm cho cổ họng sưng lên. Vết sưng ở cổ họng khiến trẻ ho. Tiếng ho của trẻ khàn, hơi thở to và nặng. Khi bị viêm thanh phế quản, đường hô hấp bị chặn và có nguy cơ nghẹt thở. Điều quan trọng cần nhớ là bệnh nhân phát triển rất nhanh và có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời.

 

9.jpg
Bệnh sởi là một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Ở giai đoạn đầu, bệnh sởi và bệnh cúm rất khó phân biệt với nhau. Tuy nhiên, khi một đứa trẻ bị sởi, có những thay đổi nhất định như sốt cao, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, ban mọc trên cơ thể. Để nhiễm trùng không lây lan, cần phải cách ly trẻ bị bệnh. Sởi rất nguy hiểm vì các biến chứng của nó vì vậy bạn nên rất cẩn thận trong giai đoạn đầu của bệnh.

 

10.jpgRubella: Rubella là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi một loại virus gây hại cho hệ thống miễn dịch, tất cả các cơ quan và hệ thống nội tạng. Một triệu chứng quan trọng của rubella là phát ban xuất hiện vào ngày thứ 3 sau khi mắc bệnh. Ở giai đoạn đầu, phát ban cục bộ xung quanh tai, phần phía trước của cổ và má nhưng nó không bao giờ xuất hiện trên lòng bàn tay hoặc da bàn chân. Kiểm tra phát ban, máu và nước tiểu của trẻ có thể giúp chẩn đoán bệnh.
Rubella: Rubella là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi một loại virus gây hại cho hệ thống miễn dịch, tất cả các cơ quan và hệ thống nội tạng. Một triệu chứng quan trọng của rubella là phát ban xuất hiện vào ngày thứ 3 sau khi mắc bệnh. Ở giai đoạn đầu, phát ban cục bộ xung quanh tai, phần phía trước của cổ và má nhưng nó không bao giờ xuất hiện trên lòng bàn tay hoặc da bàn chân. Kiểm tra phát ban, máu và nước tiểu của trẻ có thể giúp chẩn đoán bệnh.

 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm