pnvnonline@phunuvietnam.vn
Các xét nghiệm chẩn đoán quai bị thường gặp không phải ai cũng biết
- 1. Xét nghiệm quai bị là gì? Tại sao cần xét nghiệm quai bị?
- 2. Cách chẩn đoán quai bị bằng mắt thường
- 3. Các xét nghiệm chẩn đoán quai bị thường gặp
- 3.1. Xét nghiệm kháng thể
- 3.2. Nuôi cấy virus hay các xét nghiệm vật liệu di truyền của virus
- 3.3. Xét nghiệm máu
- 3.4. Xét nghiệm nước bọt
- 4. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm
Một số xét nghiệm chẩn đoán quai bị, giúp xác định bệnh quai bị được chính xác hơn. Trong đó xét nghiệm kháng thể, xét nghiệm virus là hai xét nghiệm cần thực hiện. Ngoài ra, còn có một số xét nghiệm khác như: xét nghiệm máu, lấy mẫu nước bọt từ bên trong miệng sẽ cho kết quả chính xác nhất.
1. Xét nghiệm quai bị là gì? Tại sao cần xét nghiệm quai bị?
Xét nghiệm quai bị chính là xét nghiệm xác định chủng di truyền của virus. Đồng thời xác định khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus quai bị thông qua một số kháng thể đặc trưng.
Theo đó, xét nghiệm quai bị để:
- Chẩn đoán xem bạn đã từng bị nhiễm quai bị hay chưa bị bệnh này bao giờ.
- Qua những xét nghiệm này còn giúp xác định khả năng miễn dịch của cơ thể với virus mumps.
- Dựa vào kết quả xét nghiệm bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của bệnh. Từ đó bác sĩ tìm ra biện pháp điều trị phù hợp nhất.
2. Cách chẩn đoán quai bị bằng mắt thường
Nếu bạn hoặc người thân chưa được tiêm chủng bệnh quai bị, thì nguy cơ bị bệnh rất cao. Bạn nên làm quen với các dấu hiệu ban đầu của bệnh như: Sốt, đau đầu, sưng cổ, đau cơ, đau khi ăn hoặc nuốt nước bọt. Hay đơn giản chỉ cảm thấy buồn nôn... Để có thể dễ dàng nhận biết và tránh lây cho người khác.
3. Các xét nghiệm chẩn đoán quai bị thường gặp
Bằng những biểu hiện trên, rất dễ nhầm lẫn bệnh quai bị và một số bệnh khác. Vì thế, nếu bạn cảm thấy không tự tin vào những phán đoán của mình, cũng như không muốn để lại những hậu quả đáng tiếc. Tốt nhất bạn nên đến thăm khám tại bệnh viện, phòng khám để bác sĩ khám và tư vấn cho bạn.
Tại đây bạn sẽ được làm một số xét nghiệm để biết chắc chắn rằng mình có bị bệnh quai bị hay không. Một trong những xét nghiệm thường được dùng cho bệnh này chính là:
3.1. Xét nghiệm kháng thể
Xét nghiệm kháng thể sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện nhằm mục đích:
- Chẩn đoán chính xác tình trạng diễn biến của bệnh, từ đó theo dõi tình trạng bệnh một cách chuẩn xác.
- Qua kết quả, các bác sĩ sẽ cho biết bạn có khả năng miễn dịch với virus mumps không?
- Cùng với đó là xác nhận được hiệu quả của phương pháp điều trị có tốt không? Có phù hợp không?
Kháng thể của loại bệnh này chính là các protein đặc hiệu được hệ thống miễn dịch sản sinh ra. Để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các virus, kháng thể có thể có khi tiêm vaccine quai bị, hay cơ thể đã từng bị nhiễm virus quai bị.
Thông thường, sẽ có hai loại kháng thể được sản xuất với virus quai bị là IgM và igG. Cụ thể:
Kháng thể IgM
Đây chính là kháng thể xuất hiện trong máu đầu tiên khi cơ thể tiếp xúc với virus. (Qua môi trường hoặc qua tiêm chủng). Chỉ sau vài ngày sau khi nhiễm virus IgM tăng cao đến mức tối đa, sau đó giảm dần và thường kéo dài trong vài tuần.
Kháng thể IgG
Loại kháng thể này xuất hiện muộn hơn, nhưng chúng lại tồn tại lâu hơn trong máu. Từ đó mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ cơ thể chống lại virus quai bị. Kháng thể IgG sẽ tồn tại trong máu của chúng ta suốt đời.
3.2. Nuôi cấy virus hay các xét nghiệm vật liệu di truyền của virus
Mục đích của việc làm xét nghiệm này chính là: Nuôi cấy virus hoặc xét nghiệm vật liệu di truyền của virus mumps. Rất có thể được thực hiện dựa trên rất nhiều mẫu xét nghiệm khác nhau.
Tuy nhiên, kết của những xét nghiệm này chỉ cho ta thấy tình trạng tiến triển của bệnh, mà không thấy được khả năng có miễn được dịch hay không?
3.3. Xét nghiệm máu
Dựa vào kết quả xét nghiệm máu. Bạn còn có thể biết được bạch cầu giảm, bạch cầu đa nhân trung tính giảm do virus, và tăng do vi khuẩn gây ra. Kèm theo đó là xét nghiệm nước tiểu và amylase máu đều tăng.
Thực hiện xét nghiệm máu, bạn cần đọc thêm bài viết: 10 lưu ý cần làm trước khi xét nghiệm máu và khám bệnh.
3.4. Xét nghiệm nước bọt
Đây chính là một trong những xét nghiệm cần làm để biết được có nhiễm virus quai bị hay không. Cấy nước bọt chính là xét nghiệm trong đó chất lỏng thu được từ nước bọt, sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để đánh giá sự phát triển của virus.
Ngoài những xét nghiệm trên, còn có một số xét nghiệm khác như:
- Xét nghiệm dịch não tủy.
- Các phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu.
- Cố định bổ thể.
- Trung hòa đám hoại tử.
- Xét nghiệm nước tiểu.
4. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm
Mỗi xét nghiệm đều cho ra một kết quả và ý nghĩa riêng. Cụ thể:
Ý nghĩa kết quả của xét nghiệm kháng thể:
Nếu bạn chưa từng tiêm vaccine quai bị, nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy sự xuất hiện của kháng thể IgM. Thì điều này cũng đồng nghĩa với việc người này khả năng cao vừa mới bước vào giai đoạn đầu tiên của bệnh hoặc đã phát hiện triệu chứng.
Xuất hiện kháng thể IgG:
Kháng thể IgG sẽ xuất hiện ở những người đã từng tiêm phòng. Ngay cả khi ở thời điểm hiện tại bị hoặc không bị bệnh quai bị. Hay người đã từng mắc bệnh và đã khỏi bệnh rồi.
Nếu xuất hiện cả hai kháng thể IgM và IgG cùng một lúc:
Nếu cả hai kháng thể đều có trong kết quả xét nghiệm quai bị. Cùng đồng nghĩa với việc người này đang mắc bệnh quai bị. Đối với trường hợp này không được xem là kháng lại được với virus gây bệnh. Bởi rất có thể người bệnh đó không có bất kỳ phản ứng nào với kháng thể bình thường. Kháng thể IgM sẽ xuất hiện muôn hơn bởi chưa tiếp xúc với virus.
Với xét nghiệm phát hiện trực tiếp virus:
Nếu kết quả trả về dương tính, cũng có nghĩa là người này đã bị nhiễm virus mumps. Ngược lại, nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì người này không bị bệnh quai bị, và rất có thể những triệu chứng đó là của các bệnh lý khác.
Qua những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã nắm được các chẩn đoán quai bị bằng mắt thường. Cũng như những xét nghiệm chẩn đoán quai bị được thực hiện tại cơ sở y tế. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên bạn đã có thêm cho mình những kiến thức hữu ích về quá trình xét nghiệm để phát hiện sớm và điều trị bệnh quai bị để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.