Cách giảm tác dụng phụ sau tiêm phòng vaccine thủy đậu

Tiểu Quyên
11/01/2021 - 07:28
Cách giảm tác dụng phụ sau tiêm phòng vaccine thủy đậu
Chủng ngừa thủy đậu được ghi nhận khá an toàn và ít tác dụng phụ, thế nhưng hầu hết cha mẹ đều muốn biết cách giảm tác dụng phụ sau tiêm phòng vaccine thủy đậu.

Thủy đậu là căn bệnh lành tính thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng ở một số trường hợp, thường là ở người lớn. Tuy nhiên, đây là căn bệnh có thể chủng ngừa, do đó việc tiêm phòng thủy đậu là điều quan trọng giúp chúng ta bảo vệ bản thân và con cái trước virus gây bệnh này.

Việc tiêm phòng nói chung đã ngăn ngừa đến 3 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm. Vaccine phòng thủy đậu được đánh giá khá an toàn và tác dụng phụ không đáng kể.

Dưới đây là cách giảm tác dụng phụ sau tiêm phòng vaccine thủy đậu.

Cách giảm tác dụng phụ sau tiêm phòng vaccine thủy đậu - Ảnh 1.

Hầu hết cha mẹ đều muốn biết cách giảm tác dụng phụ sau tiêm phòng vaccine thủy đậu - Ảnh: internewscast

1. Tác dụng phụ của vaccine phòng bệnh thủy đậu

Hầu hết các tác dụng phụ của tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu đều nhẹ và không kéo dài. Các tác dụng phụ phổ biến nhất của vaccine phòng thủy đậu bao gồm:

- Vùng tiêm có màu đỏ, sưng tấy và hơi đau trong 2 đến 3 ngày.

- Trẻ nhỏ cảm thấy hơi mệt mỏi, sốt (có thể cao hoặc vừa phải) trong vòng 1-2 ngày.

- Một số trẻ cũng có thể khóc và khó chịu ngay sau khi tiêm. Điều này là bình thường và sẽ ổn trở lại sau khi được cha mẹ vỗ về.

- Một số trường hợp gặp phát ban nhẹ.

Cách giảm tác dụng phụ sau tiêm phòng vaccine thủy đậu - Ảnh 2.

Hầu hết các tác dụng phụ của tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu đều nhẹ và không kéo dài - Ảnh: Healthline

Các tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc chủng ngừa thủy đậu, chẳng hạn như phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ) rất hiếm gặp. Tỷ lệ xảy ra dị ứng nghiêm trọng là 1/ 1 triệu người được tiêm chủng.

Nhân viên y tế hoặc bác sĩở nơi tiêm chủng sẽ đối phó với các phản ứng dị ứng và điều trị tình trạng đó ngay lập tức. Sau khi phản ứng kịp thời, con bạn sẽ phục hồi tốt mà không để lại bất cứ di chứng gì xấu.

Giải đáp các thắc mắc về tiêm vaccine phòng thủy đậu qua bài viết: Các câu hỏi thường gặp về tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu

2. Cách giảm tác dụng phụ sau tiêm phòng vaccine thủy đậu

Thông thường, các phản ứng phụ sẽ gặp ở trẻ em sau khi tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu. Cách giảm tác dụng phụ sau tiêm phòng vaccine thủy đậu cho trẻ bằng những bước chăm sóc tại nhà như sau:

Sốt: Trẻ sẽ có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm vaccine phòng thủy đậu. Bạn có thể cho trẻ dùng acetaminophen hoặc ibuprofen, các loại thuốc này có thể giúp trẻ hạ sốt. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hạ sốt nên đảm bảo đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao, nên đưa trẻ đi khám để đảm bảo trẻ sốt do phản ứng phụ sau tiêm ngừa.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ em dưới 20 tháng tuổi, bởi có nguy cơ gây ra hội chứng Reye vô cùng nguy hiểm.

Cách giảm tác dụng phụ sau tiêm phòng vaccine thủy đậu - Ảnh 3.

Chườm mát là một cách giảm tác dụng phụ sau tiêm phòng vaccine thủy đậu tại nhà - Ảnh: wikiHow

Trẻ quấy khóc, bỏ ăn: Trong vài tiếng đồng hồ sau khi tiêm, trẻ thường quấy khóc, muốn ngủ và chán ăn. Tốt nhất, nên vỗ về trẻ nếu cần. Giữ cho trẻ được ngủ trong môi trường thông thoáng, mát mẻ và không quá nhiều tiếng ồn.

Sưng hoặc tấy đỏ vết tiêm: Vùng da quanh khu vực vết tiêm có thể gặp tình trạng sưng hoặc đỏ. Cách giảm tác dụng phụ sau tiêm phòng vaccine thủy đậu này vô cùng đơn giản, bạn có thể dùng túi đá hoặc khăn mát chườm lên vùng da bị ảnh hưởng trong vòng 10-20 phút. Nếu tình trạng không cải thiện và trẻ khó chịu, hãy dùng acetaminophen hoặc ibuprofen theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định.

Phát ban: Việc da nổi phát ban sau khi tiêm phòng thủy đậu hoặc sởi, quai bị và rubella 1-2 tuần là tình trạng nhẹ, thường không đáng kể. Phát ban đỏ này có thể kéo dài vài ngày rồi biến mất mà không cần can thiệp y tế. Nếu phát ban có dấu hiệu chuyển nặng thì nên đưa người bệnh đến bệnh viện thăm khám, thường trường hợp phát ban nặng cực kì hiếm gặp.

Nguồn dịch: https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/chickenpox-vaccine-side-effects/

https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/why-vaccination-is-safe-and-important/


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm