Cách nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh lao xương khớp

25/12/2018 - 09:30
Bệnh lao xương khớp là một trong những thể lao ngoài phổi thường gặp sau lao hạch. Lao xương khớp thường phát hiện muộn do những biểu hiện của bệnh diễn biến âm thầm, dai dẳng.
Làm sao có thể nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh lao xương khớp? Có những phương pháp nào điều trị căn bệnh này? ThS. BS Nguyễn Khắc Tráng – Trưởng khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Phổi Trung ương sẽ giải đáp thêm về căn bệnh trên.
 
cng-khp-ngn-tay.jpg
Những người bị bệnh sẽ phải hạn chế vận động. Ảnh minh họa
 
 
Lao xương khớp là căn bệnh thuộc hệ thống xương khớp có chứa trực khuẩn lao gọi tắt là MTP gây ra, đây là thể lao ngoài phổi, hay còn gọi là lao thứ phát do vi trực khuẩn lao từ môi trường xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hệ thống tiêu hóa, đi theo đường máu hoặc đường bạch huyết đến cư trú một phần nào đó trong hệ thống xương khớp và gây ra bệnh. Bệnh lao xương khớp thường  gặp nhất là lao cột sống với tỉ lệ khoảng 70%, lao khớp háng chiếm khoảng 10% và lao khớp gối khoảng 5%.
 
Lao xương khớp là bệnh khá nguy hiểm
 
Mặc dù tỉ lệ tử vong do lao xương khớp không cao, tuy nhiên những biến chứng và di chứng để lại rất đáng kể. Vi trùng lao sau khi vào trong cơ thể cư trú và phát triển gây bệnh xương khớp, phá hủy các hệ thống, cấu trúc của xương khớp. Từ đó gây ra biến chứng gù, vẹo, lệch trục của chi làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, lao động không những của người bệnh mà còn đối với những người bị liệt thì còn làm ảnh hưởng đến những người thân xung quanh. Do vậy, những ai bị bệnh này, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
 
Bệnh lao xương khớp đôi khi có thể kèm theo lao phổi, mà người lao phổi ho khạc ra những vi trùng ra ngoài môi trường, hoặc các chất dịch, máu mủ của người bị bệnh thải ra môi trường nếu không được xử lý tốt thì nguồn lây từ môi trường lại vào cơ thể.
 
s-khc-bit-gia-bnh-thoi-ha-khp-v-vim-khp-dng-thp.jpg
Khi có dấu hiệu của bệnh lao, cần đến bác sĩ thăm khám sớm. Ảnh minh họa

 

 
Biểu hiện đặc trưng
 
Đối với trực khuẩn lao cũng là một loại vi khuẩn, do vậy khi nó gây bệnh ở hệ thống xương và khớp thì cũng có những biểu hiện tương đối giống như bệnh xương khớp do các vi khuẩn thông thường khác. Tuy nhiên ở vi khuẩn lao do đặc thù sẽ nhân lên và phát triển của vi khuẩn lao rất chậm, nên nó có biểu hiện ra bên ngoài bằng một số các triệu chứng cũng khác so với các vi khuẩn lao khác. Ví dụ, nếu đau ở các bệnh do lao chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình, còn đối với lao xương khớp khi vận động thì đau tăng, khi nghỉ ngơi thì đỡ nhưng không hết hẳn.
 
Dấu hiệu rõ rệt nhất là sốt nhẹ về chiều, sưng ở phần mềm gần với chỗ có xương khớp không kèm theo nóng và đỏ. Những người bị bệnh sẽ phải hạn chế vận động vì nguyên nhân là do đau, co cơ.
 
Những yếu tố của người dễ mắc bệnh này là: Quá sức, sinh hoạt ăn uống không điều độ, phụ nữ sau sinh nở, hoặc nạo hút phá thai nhiều, cơ thể suy kiệt, mới ốm dậy, đặc biệt là những người bị mắc virus gây ra suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS.
 
Cách chẩn đoán và điều trị
 
Theo y học hiện đại, có thể hoàn toàn phát hiện sớm được căn bệnh lao xương khớp. Đầu tiên, dựa vào yếu tố lâm sàng bằng các biểu hiện ra bên ngoài như các triệu chứng ở trên. Hoặc là chẩn đoán hình ảnh bằng X-quang, phim CT, phim cộng hưởng từ đã có dấu hiệu đặc trưng của bệnh lao xương khớp là có thể chẩn đoán được bệnh. Hay hiện tại đã có những máy móc để sử dụng bằng các xét nghiệm để chẩn đoán sớm và nhanh với các trực khuẩn lao hoặc VA chỉ trong vòng 2 tiếng – 2 ngày là có thể biết được.
 
Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể được chữa khỏi hoàn toàn mà không để lại bất kỳ một di chứng gì. Điều trị lao phổi và điều trị lao xương kéo dài, tuy nhiên trong thời gian điều trị khoảng trên 2 tuần thì khả năng lây lan sẽ giảm đi.
 
Hiện nay, Bnh viện Phổi TƯ và Chương trình Chống lao quốc gia đã xây dựng những công thức, phác đồ để điều trị không những cho bệnh lao xương khớp nói riêng mà còn cho tất cả các bệnh lý lao nói chung và được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc. Ngoài ra, còn xây dựng các loại chủng lao đa kháng thuốc, siêu kháng thuốc.
 
Bệnh này chủ yếu điều trị bằng nội khoa bằng cách dùng các thuốc chống lao, thời gian điều trị là 12 tháng, trong đó 2 tháng tấn công và 10 tháng duy trì. Tùy theo từng trường hợp cụ thể thì thời gian điều trị có thể kéo dài hơn, ngoài điều trị trực khuẩn lao còn điều trị thêm các bệnh lý phối hợp kèm theo viêm nhiễm, gan, thận, tim mạch. Tỉ lệ phẫu thuật của căn bệnh này chiếm vào khoảng 30 – 35%, trường hợp phải phẫu thuật là khi có áp xe thì phải mổ để nạo viêm để thuốc có tác động tốt trong điều trị bệnh.
 
Hoặc trường hợp bị chèn ép thần kinh thì phải mổ để giải phóng sự chèn ép này. Với những trường hợp bị phá hủy cấu trúc xương thì phải mổ để hàn gắn lại những phần xương bị hỏng bằng xương tự thân hoặc xương nhân tạo. Hay những trường hợp khác bị phá hủy cấu trúc gây ra biến dạng khớp, gù, vẹo cột sống thì cần phải mổ để nắn chỉnh cố định, chỉnh hình lại các khớp.
 
Bệnh nhân nên nằm nghỉ ngơi trên giường cứng từ 6 – 8 tuần, chỉ cần vận động nhẹ để tránh teo cơ và cứng khớp. Cần hạn chế đi lại, đặc biệt không massage, bấm huyệt tránh những tổn thương nặng thêm.
 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm