Cách phòng ngừa hội chứng thị giác màn hình ở dân văn phòng hiệu quả

Nắng Mai
26/01/2021 - 17:01
Cách phòng ngừa hội chứng thị giác màn hình ở dân văn phòng hiệu quả
Hội chứng thị giác màn hình xảy ra nhiều ở dân văn phòng. Đây là một bệnh lý về mắt nghiêm trọng mà hầu hết mọi người làm văn phòng đều mắc khi tiếp xúc với ánh sáng xanh.

Hội chứng thị giác màn hình không phải ai cũng hiểu rõ về hội chứng này. Đặc biệt, hội chứng này gây ra những gì, có ảnh hưởng ra sao đến mắt. Tìm hiểu những thông tin về hội chứng thị giác màn hình qua bài viết dưới đây!

1. Hội chứng thị giác màn hình là gì?

Hội chứng thị giác màn hình còn có tên gọi là Computer Vision Syndrome và được viết tắt là CVS. Hội chứng thị giác màn hình là hiện tượng xảy ra khi mắt bị suy yếu và giảm thị lực do tiếp xúc quá nhiều với màn hình thiết bị điện tử.

Đây là một trong những bệnh lý nghiêm trọng về mắt mà hầu hết mọi người đều mắc đặc biệt là dân văn phòng. Dân văn phòng là đối tượng tiếp xúc với ánh sáng xanh nhiều nhất nên dễ mắc hội chứng thị giác màn hình do thời gian tiếp xúc với máy tính kéo dài từ 8 tới 11 giờ mỗi ngày.

Hội chứng thị giác màn hình ở dân văn phòng, làm cách nào để phòng ngừa hiệu quả? - Ảnh 2.

Dân văn phòng là đối tượng tiếp xúc với ánh sáng xanh nhiều nhất nên dễ mắc hội chứng thị giác màn hình do thời gian tiếp xúc với máy tính kéo dài - Ảnh Internet

2. Nguyên nhân và triệu chứng của thị giác màn hình

Nguyên nhân dẫn tới hội chứng thị giác màn hình:

Do nguồn ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử gây ra hội chứng thị giác màn hình. Ánh sáng xanh chính là một trong những nguồn ánh sáng có năng lượng lớn nhất và còn gây tổn hại lớn tới mắt. Ánh sáng xanh có thể xuyên qua các lớp lọc ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu và gây ảnh hưởng đến đáy mắt, từ đó gây tổn thương võng mạc.

Triệu chứng gây thị giác màn hình:

- Hội chứng thị giác màn hình gây ra tình trạng nhức mắt.

- Mỏi mắt.

- Bị khô mắt.

- Mờ mắt.

Ngoài ra còn kèm theo các dấu hiệu như: Xảy ra tình trạng đau đầu, đau cổ, đau vai gáy, cơ thể mệt mỏi và khiến bạn khó có thể tập trung làm việc.

Hội chứng thị giác màn hình ở dân văn phòng, làm cách nào để phòng ngừa hiệu quả? - Ảnh 3.

Hội chứng thị giác màn hình ở dân văn phòng gây triệu chứng mờ mắt, mỏi mắt và đau đầu,... - Ảnh Internet

3. Ảnh hưởng của hội chứng thị giác tới mắt nguy hiểm như thế nào?

Hội chứng không chỉ gây ra ảnh hưởng tới thần kinh và còn làm giảm hiệu suất của công việc, chất lượng cuộc sống nếu như kéo dài tình trạng này. Chưa kể, mắt còn có thể bị suy giảm thị lực trầm trọng. Đối với những trường hợp nặng còn có thể dẫn đến võng mạc, đục thủy tinh thể thậm chí có thể gây ra mù lòa.

Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết, mắt chỉ tiếp xúc với màn hình điện tử trên 3 giờ mỗi ngày cũng đã có tới 90% nguy cơ bị suy giảm thị lực. Điều này khiến mắt dễ bị tổn thương và có khả năng còn mắc các căn bệnh nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ mù lòa.

4. Ngăn chặn hội chứng thị giác màn hình cho dân văn phòng bằng cách nào?

Thực tế, có nhiều biện pháp đem lại hiệu quả tích cực giúp phòng ngừa hội chứng thị giác màn hình. Vì thế, mọi người cần chủ động trong quá trình bảo vệ, chăm sóc mắt hàng ngày bằng các biện pháp cụ thể như:

Hội chứng thị giác màn hình ở dân văn phòng, làm cách nào để phòng ngừa hiệu quả? - Ảnh 4.

Bổ sung dưỡng chất tốt cho mắt bằng chế độ dinh dưỡng - Ảnh Internet

- Chăm sóc và bổ sung dưỡng chất qua ăn uống cho mắt. Điều này giúp nuôi dưỡng đôi mắt sáng khỏe từ bên trong.

- Xây dựng chế độ sử dụng máy tính hoặc các thiết bị điện tử khoa học hơn.

- Nên lựa chọn, tham khảo các loại thực phẩm bổ sung độ ẩm cho mắt.

- Chú ý tới việc giữ khoảng cách với màn hình và tư thế ngồi làm việc tại văn phòng hợp lý. Bạn có thể tìm hiểu thêm Hướng dẫn ngồi đúng tư thế giúp phòng tránh cận thị hiệu quả để giúp bảo vệ mắt tốt hơn.

Ngoài ra, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu các dấu hiệu bị khô mắt, mỏi mắt thì cần tới cơ sở y tế chuyên khoa mắt để nhận khám và tư vấn điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng mắt nghiêm trọng hơn vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm