Cải thiện kỹ năng giao tiếp xã hội của trẻ

01/05/2016 - 23:31
Mỗi đứa trẻ là một cá thể khác biệt và độc nhất - các ông bố, bà mẹ cần chấp nhận điều này để từ đó có biện pháp giúp con phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội.

giaotiep1.jpg
Cho con tham gia vào các buổi cắm trại, dã ngoại cùng bạn bè là tạo cơ hội tốt để con quan sát, tương tác và học hỏi từ những sự vật, con người xung quanh. 

Đừng quá căng thẳng nếu con bạn chậm hơn những đứa trẻ khác trong quá trình tiếp thu và học hỏi các kỹ năng. Không phải đứa trẻ nào cũng có thể thoải mái và tự tin giao tiếp với người khác. Đặc biệt, nhiều đứa trẻ sẽ tỏ ra ngại ngùng và xấu hổ khi đứng trước những người không quen, thậm chí cả những người quen.

Dưới đây là những điểm các bậc phụ huynh cần chú ý khi trang bị và cải thiện các kỹ năng giao tiếp xã hội của trẻ:

  • Một vài đứa trẻ thích ở một mình trong khi những đứa trẻ khác muốn chơi cùng những người xung quanh. Nếu con của bạn xấu hổ và e ngại, hãy tạo điều kiện và khuyến khích con chơi cùng những người bạn đồng trang lứa. Dành thời gian tương tác với những người bạn bằng tuổi khác sẽ giúp các kỹ năng xã hội của trẻ dần hình thành và cải thiện.
  • Đừng ngại ngần cho con tham gia vào các buổi cắm trại, dã ngoại cùng bạn bè. Đây là cơ hội tốt để con quan sát, tương tác và học hỏi từ những sự vật, con người xung quanh.
  • Trẻ càng được học các kỹ năng chia sẻ và cảm thông sớm, các tính cách, thói quen xấu như cứng đầu, bảo thủ, ích kỷ… càng ít xuất hiện.
  • Dạy trẻ cảm thông không chỉ với những người thân xung quanh mà còn với động vật và cả những người không quen biết. Đặt các tình huống giả tưởng để trẻ dần học được cách ứng phó với các hoàn cảnh khác nhau.
  • Từ ngữ có thể không truyền tải hết thông điệp người nói muốn gửi đi. Hãy hướng dẫn trẻ các kỹ năng "đọc" ngôn ngữ cơ thể cũng như biểu cảm gương mặt, đọc hiểu các tông giọng khác nhau. Điều này giúp trẻ hòa hợp tốt hơn với những người xung quanh.
  • Tận dụng khoảng thời gian trong bữa tối để trò chuyện và hỏi con về các sự kiện diễn ra trong ngày. Trẻ sẽ chia sẻ và từ đó các bậc phụ huynh có thể đưa ra lời khuyên cho con nếu thấy cần.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm