Cẩn thận khi người bị ngộ độc thực phẩm có dấu hiệu buồn nôn, nôn mửa

Ngọc Điệp
08/02/2021 - 12:59
Cẩn thận khi người bị ngộ độc thực phẩm có dấu hiệu buồn nôn, nôn mửa
Buồn nôn, nôn mửa là một trong những dấu hiệu phổ biến của ngộ độc thực phẩm. Nếu không được xử lý đúng cách triệu chứng này, người bệnh có thể phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Vậy bệnh nhân cần làm gì khi bị buồn nôn do ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh nếu không được xử lý và phát hiện kịp thời. Vì thế, nắm rõ các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm cũng như các biện pháp điều trị là việc làm vô cùng quan trọng.

Trong những dấu hiệu nhận biệt ngộ độc thực phẩm, buồn nôn, nôn mửa là một dấu hiệu điển hình và phổ biến ở hầu hết các bệnh nhân. Cần làm gì khi buồn nôn do ngộ độc thực phẩm dành được sự quan tâm của rất nhiều người bệnh.

1. Nguyên nhân khiến người bệnh buồn nôn do ngộ độc thực phẩm

Sở dĩ ngộ độc thực phẩm khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn là khi ăn phải các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, virus, vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể, các cơ hoành, cơ bụng co bóp mạnh để đẩy độc tố ra ngoài.

Theo các bác sĩ, buồn nôn do ngộ độc thực phẩm thông thường xảy ra trong khoảng thời gian từ 1 – 8 tiếng sau bữa ăn. Đây là phản xạ bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân có hại. Tuy nhiên, nếu người bị ngộ độc thực phẩm nôn mửa quá nhiều thì lại là một cảnh báo nguy hiểm tới sức khỏe.

Nôn mửa quá nhiều khi bị ngộ độc thực phẩm không những khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi mà còn có thể dẫn tới biến chứng mất nước cho cơ thể. Khi cơ thể bị mất nước, hàng loạt các vấn đề sức khỏe tiêu cực sẽ xảy ra. như sốc, suy thận, hôn mê và thậm chí là tử vong.

Vì vậy, khi người bệnh bị ngộ độc thực phẩm mà các cơn buồn nôn, nôn mửa kéo dài, không thuyên giảm thì nên ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngộ độc thực phẩm: Cẩn thận khi người bệnh có dấu hiệu buồn nôn, nôn mửa - Ảnh 1.

Buồn nôn do ngộ độc thực phẩm thường xảy ra từ 1-8 tiếng sau bữa ăn - Ảnh Internet.

2. Làm gì khi buồn nôn do ngộ độc thực phẩm?

Như đã nói, buồn nôn, nôn mửa là phản xạ của cơ thể để tống chất độc ra ngoài. Do đó, khi người bị ngộ độc thực phẩm mà có dấu hiệu buồn nôn, nôn mửa cần thực hiện các động tác sơ cứu sau:

- Kích thích gây nôn (trong trường hợp người bệnh không có biểu hiện nôn): Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, biện pháp sơ cứu đầu tiên người bị ngộ độc thực phẩm nên làm là kích thích để nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Theo đó, bệnh nhân có thể dùng tay đã rửa sạch đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn.

Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nôn được càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Khi tiến hành biện pháp kích thích gây nôn cho người bệnh, các bác sĩ sẽ để người bệnh nằm nghiêng, kê hơi cao phần đầu để chất thải nôn ra mà không bị trào ngược vào phổi, không gây sặc cho người bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng với những người bệnh bị ngộ độc thực phẩm đã hôn mê thì không nên kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở.

- Cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lí: Người bệnh sẽ mất nước sau khi người nôn và đi ngoài . Chính vì vậy, bệnh nhân cần được bù nước bằng cách cho uống nhiều nước lọc, uống nước oresol hoặc uống nước gạo rang tùy từng trường hợp cụ thể.

Có thể thực hiện chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm Hướng dẫn chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm: Cẩn thận khi người bệnh có dấu hiệu buồn nôn, nôn mửa - Ảnh 2.

Người bệnh cần uống nhiều nước để bù nước sau khi buồn nôn do ngộ độc thực phẩm - Ảnh Internet.

- Gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất: Người bị ngộ độc thực phẩm dù đã tiến hành các biện pháp sơ cứu ban đầu nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Vậy nên, khi bị buồn nôn do ngộ độc thực phẩm và các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nặng kèm theo, bệnh nhân cần được sự trợ giúp của nhân viên y tế.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm