Cẩn thận với viêm da tiếp xúc do côn trùng mùa mưa bão

Nắng Mai
16/11/2020 - 13:41
Cẩn thận với viêm da tiếp xúc do côn trùng mùa mưa bão
Mùa mưa bão, viêm da tiếp xúc do côn trùng thường xuất hiện. Đặc biệt, bệnh có thể phát triển thành dịch gây hoang mang và lo lắng cho mọi người khi trời mưa lũ.

Thời điểm mùa mưa đến, các bệnh lây truyền như viêm da do tiếp xúc xảy ra nhiều hơn. Cách lây truyền căn bệnh này còn có tên khoa học là Paederus.

1. Cảnh giác với bệnh da tiếp xúc do côn trùng

Paederus là một loại côn trùng thuộc họ có cánh cứng, thoạt nhìn như con kiến và tại Việt Nam còn có nhiều tên gọi khác nhau như: kiến khoang, kiến nhốt, kiến gạo,... Loại kiến này có đôi chân bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ và bay chạy rất nhanh.

Đa số, loại kiến này sống quanh ven ruộng, gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước ruộng rau. Trong những nơi đang xây dựng,... thân kiến khoang còn có chất Pederin gây ra tình trạng cháy và bỏng da.

Nguyên nhân khiến bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng xảy ra vào mùa mưa:

Mùa mưa bão khiến ao hồ, ruộng đồng bị ngập và kiến khoang theo côn trùng, ánh đèn bay vào nhà. Do đó, người làm việc dưới ánh đèn thường bị côn trùng rơi vào cổ, mặt, thân mình vô tình giơ tay lên đập khiến chất Pedirin có trong côn trùng dây vào da.

Ngoài ra, nếu để côn trùng rơi vào bể tắm, bồn tắm hoặc bám vào các vị trí như khăn mặt, quần áo, người bệnh không chú ý xát phải côn trùng cũng gây ra viêm da bọng nước.

Vào mùa mưa bão, cẩn thận với viêm da tiếp xúc do côn trùng - Ảnh 2.

Nguyên nhân khiến bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng xảy ra vào mùa mưa do kiến bay theo ánh đèn đi vào môi trường sống của con người - Ảnh Internet

2. Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc

Nhận biết bệnh viêm da tiếp xúc mùa mưa đơn giản, có thể nhìn thấy bằng mắt thường sau khi tiếp xúc với côn trùng như sau:

- Người bệnh xuất hiện cảm giác ngứa, rát, bị bỏng tại chỗ.

- Sau 6 đến 12h tiếp xúc với côn trùng sẽ xuất hiện các đám vết màu đỏ, hơi nề thành vệt và có kích thước từ 1 đến 5 cm, rộng 3 đến 4 mm.

- Thời gian từ 1 đến 3 ngày sẽ xuất hiện các mụn nước trên da đỏ, lấm tấm sau đó xuất hiện bọng nước và bọng mủ.

- Từ 5 đến 7 ngày có thể xuất hiện sưng cả 2 mắt, ở bẹn nổi hạch sưng đau, đi lại khó khăn, có phỏng nước.

Thống kê cho biết rằng dấu hiệu vết đỏ, nền cộm và nóng rát lên tới 100% ở người bị viêm da tiếp xúc mùa mưa.

Trong đó có 80% người bệnh gặp phải các tổn thương ở đầu, cổ, mặt và nửa trên thân mình.

Còn lại là khoảng 60% xuất hiện tổn thương vào buổi sáng ở người bệnh và 3,82% bị sưng và nề hai mi mắt ở người bị viêm da tiếp xúc. Cũng có một số trường hợp có hình ảnh đối xứng khớp với nhau.

Có nhiều người bệnh trong mùa mưa có thể tái phát bệnh viêm da tiếp xúc từ 2 đến 4 lần. Cũng có những người bệnh có thể kéo dài từ 5 đến 20 ngày.

Vào mùa mưa bão, cẩn thận với viêm da tiếp xúc do côn trùng - Ảnh 3.

Viêm da tiếp xúc gây nhiều tổn thương trên da - Ảnh Internet

3. Nguyên tắc điều trị tổn thương ở người bệnh

- Điều trị tại nhà với các triệu chứng nhẹ:

Điều trị bệnh viêm da tiếp xúc cho người bệnh vào mùa mưa, nếu chỉ xuất hiện các vết dát đỏ hoặc vết đỏ thì người bệnh chỉ cần điều trị bệnh tại nhà.

Có thể điều trị tại nhà cho người bệnh bằng cách sử dụng nước muối loãng 0,9% chấm từ 3 đến 4 lần mỗi ngày nhằm trung hòa độc tố của côn trùng. Tuy nhiên, người bệnh viêm da tiếp xúc vào mùa mưa cũng cần tránh rửa nước nhiều lần, tránh kỳ cọ làm da tróc vẩy.

Đối với nhiều trường hợp đau rát nhiều, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu khám và điều trị bằng các thuốc chuyên khoa từ 4 đến 6 ngày. Sau đó bệnh nhân sẽ khỏi bệnh.

- Điều trị khi tổn thương nhiễm trùng hóa mủ:

Lưu ý, điều trị tổn thương cho người bị viêm da tiếp xúc vào mùa mưa cần cẩn trọng với các phỏng nước, phỏng mủ. Lúc này, việc điều trị cần sử dụng các dung dịch thuốc màu: Milian, Xanh metylen, thuốc tím pha loãng.

Sau thời gian từ 4 đến 5 ngày, khi các tổn thương hết viêm, bong vẩy tiết cho các loại mỡ kháng sinh hoặc corticoid. Tuy nhiên, những trường hợp sốt có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân có thể dùng kháng sinh kết hợp với kháng histamin tổng hợp và corticoid nhẹ để uống.

Vào mùa mưa bão, cẩn thận với viêm da tiếp xúc do côn trùng - Ảnh 4.

Điều trị tổn thương trên da do viêm da tiếp xúc mùa mưa gây ra - Ảnh Internet

4. Viêm da tiếp xúc vào mùa mưa, phòng bệnh bằng cách nào?

Muốn phòng tránh bệnh viêm da tiếp xúc vào mùa mưa thì người bệnh cần:

- Tránh những nơi có côn trùng trú ngụ. Đêm ngủ cần đóng kín cửa nên nằm trong màn.

- Khi phơi quần áo nên cất quần áo sớm tránh để côn trùng ẩn nấp trong đó.

- Nếu côn trùng xuất hiện hay bò lên da cần lấy giấy hoặc thổi để côn trùng bay đi, không nên bắt hoặc chà xát gây tổn thương và chất tiết tiếp xúc với da có thể gây hại cho da khiến da bị phồng.

- Phát hiện có côn trùng xung quanh khu vực sống cần sử dụng lưới rất nhỏ để ngăn côn trùng không vào nhà, trong phòng.

- Trước khi đi ngủ nên kiểm tra lại chăn chiếu, giường, màn hay quần áo trước khi sử dụng.

- Vệ sinh môi trường xung quanh, giữ môi trường xung quanh sạch sẽ.

Vô tình trên da xuất hiện những tổn thương, mọi người nên đi khám chuyên khoa da liễu và tránh tự ý sử dụng thuốc bôi có thành phần corticoid để điều trị bệnh da liễu nói chung. Nếu muốn sử dụng hãy hỏi ý kiến của bác sĩ vì thuốc có thể gây nên nhiều tác dụng phụ có hại cho da như teo da, rạn da, tạo cơ hội để nấm phát triển nhiều hơn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm