Chị Nguyễn Thu Nam, 45 tuổi, ở Hải Dương, khá đẫy đà. Dù vậy, chị không thể ăn kiêng, vì nếu cơm không có nhiều thịt là chỉ được một lúc, tay, chân chị lại bủn rủn. Thời gian gần đây, bỗng dưng chị rất thèm ăn do lúc nào cũng có cảm giác đói bụng. Trên bàn làm việc của chị thường có hộp bánh; nhiều hôm hết, chị phải ra ngoài làm bát phở, bát bún lúc giữa giờ.
Điều đáng nói là dù ăn nhiều nhưng chị lại giảm 3kg chỉ trong vòng 1 tháng. Cùng với đó, chị thấy những triệu chứng lạ khác xuất hiện như: Cảm giác khát nước nhiều hơn, hay đi tiểu; da ngứa ngáy khó chịu, chân tay tê bì, các vết thương khó lành...
Một cảm giác rõ rệt nhất là chị thấy mệt mỏi vô cùng. Về đến nhà là chị nằm vật ra giường, không muốn đụng tay đụng chân gì nữa nhưng vẫn thèm ăn. Thấy vợ có biểu hiện lạ, anh giục chị đi khám bệnh nhưng chị chủ quan, nghĩ là do đợt này dự án đang vào giai đoạn nước rút, ai cũng bận vì công việc nên mệt mỏi cũng là đúng. Chỉ đến khi chị thấy mỗi lần mệt mỏi, mắt cứ mờ đi, chị mới đến bệnh viện khám. Sau khi khám và xét nghiệm tổng thể, chị được bác sĩ thông báo tin sét đánh: Chị đã bị tiểu đường!
Sử dụng nhiều rau xanh góp phần hạn chế nguy cơ tiểu đường. (Ảnh minh họa)
Về nhà tìm hiểu căn bệnh này, chị gần như hốt hoảng vì những hệ lụy mà nó mang tới: Suy thận, hoại tử tứ chi, tổn thương thần kinh và thậm chí là đột quỵ… Càng tìm hiểu, chị càng giận mình khi thời gian qua, dấu hiệu về căn bệnh nguy hiểm này đã hiển hiện rõ như mệt mỏi, đói bụng, khát nước, đi tiểu nhiều… mà chị vẫn chủ quan.
Chị còn biết thêm, nguyên nhân chính dẫn đến các biến chứng của căn bệnh tiểu đường là do đường huyết tăng cao kéo dài, các mảng xơ vữa mạch máu hình thành nhanh, dẫn tới tổn thương tế bào của các cơ quan, ức chế hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể. Từ đó, bệnh gây ra những tổn thương đến sự tuần hoàn của nhiều phần trong cơ thể.
Chị bắt đầu thực hiện lộ trình kiểm soát nghiêm ngặt bệnh tiểu đường. Một trong những yêu cầu của bác sĩ là giữ lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định. Chỉ số đường huyết phải gần mức bình thường may ra mới giảm các biến chứng. Tuyệt đối giữ mức đường huyết không vượt quá 19mmol/l, vì nếu không, các biến chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
Ngoài việc xét nghiệm máu định kì để kiểm tra bệnh tiểu đường, anh còn phải có một chế độ ăn uống hết sức nghiêm ngặt, ít chất béo, calo, bổ sung rau xanh, trái cây và thịt nạc trắng. Chất xơ rất quan trọng vì đóng vai trò trong quá trình ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, bởi chất xơ có khả năng hạ thấp hàm lượng đường trong máu một cách hiệu quả...