pnvnonline@phunuvietnam.vn
Cảnh giác với độ tuổi bị cao huyết áp đang bị trẻ hoá mỗi ngày
Chúng ta đã biết độ tuổi bị cao huyết áp thường gặp là những đối tượng bước sang tuổi trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia thì tuổi bị cao huyết áp ngày càng trẻ hoá. Một số người vừa bước sang tuổi 30 đã bị tăng huyết áp do một số nguyên nhân nhất định.
Thông thường cao huyết áp không có biểu hiện rõ ràng. Nhiều người bị mắc bệnh nhiều năm nhưng không biết, họ chỉ phát hiện khi các biến chứng bộc phát đột ngột như đau tim, đột quỵ. Tìm hiểu độ tuổi bị cao huyết áp giúp bạn chủ động hơn trong việc kiểm tra sức khoẻ. Từ đó ngăn chặn sớm các nguy cơ có thể xảy ra và kiểm soát huyết áp ổn định.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cao huyết áp gây ảnh hưởng đến hơn 1 tỷ người trên thế giới. Độ tuổi bị cao huyết áp phổ biến là những người từ 40 trở lên. Trong đó người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao nhất. Dưới đây là các độ tuổi bị cao huyết áp thường gặp.
1. Độ tuổi bị cao huyết áp ở người cao tuổi
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới có tới gần 3/4 người có độ tuổi từ 70 trở lên bị cao huyết áp. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm gây đau tim đột ngột và đột quỵ ở người già. Huyết áp thường tăng theo độ tuổi. Đặc biệt, nó phát triển mạnh ở những người bước qua tuổi trung niên.
Theo Viện tim phổi và máu Quốc gia, những người khỏe mạnh ở độ tuổi 50 có tới 90% có nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp trong những năm tháng còn lại của cuộc đời. Cao huyết áp được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng". Bởi nó không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào trước khi bị biến chứng.
Một số dấu hiệu sớm của cao huyết áp là đau tim, tức ngực, đau đầu... Bệnh có khả năng gây ra các tình trạng như bệnh tim, đột quỵ hoặc suy thận. Cách duy nhất để chẩn đoán chính xác là sử dụng máy đo huyết áp tại phòng khám hoặc tại nhà.
Nam giới tuổi hậu trung niên dễ bị cao huyết áp hơn phụ nữ. Với nữ giới những người ở độ tuổi hậu mãn kinh dễ bị cao huyết áp hơn lúc còn kinh nguyệt.
Tìm hiểu thêm về Cao huyết áp ở người cao tuổi và những điều không phải ai cũng biết.
2. Cao huyết áp dễ xảy ra ở tuổi trung niên
Cao huyết áp tuổi trung niên thường xảy ra ở những người nằm trong độ tuổi từ 40 - 67. Ở độ tuổi bị cao huyết áp này, người bệnh dễ bị suy giảm tinh thần. Nếu không được điều trị kịp thời và hợp lý rất dễ bị đột quỵ.
Cao huyết áp ở tuổi trung niên rất nguy hiểm. Nếu bệnh không được kiểm soát trong giai đoạn này thì có khả năng cao mắc phải hội chứng suy giảm trí tuệ và tinh thần khi về già. Thậm chí nếu điều trị muộn có thể dẫn đến hội chứng sa sút tinh thần về sau.
Do đó, khi có dấu hiệu bệnh cao huyết áp ở tuổi trung niên phải sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc hạ huyết áp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ và ngăn ngừa khả năng bị các bệnh lý nguy hiểm do cao huyết áp ở tuổi trung niên. Chẳng hạn như suy giảm trí tuệ, tinh thần, các bệnh về tim mạch và não bộ,...
Huyết áp cao ở người già chính là kết quả của huyết áp cao tuổi trung niên. Tình trạng bệnh ở người già thường nghiêm trọng hơn, đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
3. Độ tuổi bị cao huyết áp ở người trẻ
Ngày nay độ tuổi bị cao huyết áp đang có xu hướng trẻ hoá. Không ít người mới chỉ 30 - 39 tuổi đã xuất hiện dấu hiệu bệnh cao huyết áp. Nhiều người ở độ tuổi này khi đo huyết áp tại phòng khám nhận về các chỉ số huyết áp 140/110 hay 150/90 mmHg.
Đây là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm và đáng báo động trong thời điểm hiện tại. Nếu cao huyết áp khởi phát khi còn trẻ, nó sẽ tiếp tục phát triển qua giai đoạn trưởng thành và gây nguy hiểm cho suốt phần đời còn lại của người bệnh.
Nguyên nhân gây cao huyết áp trước tuổi trung niên thường là do ít vận động, thường xuyên stress, căng thẳng kéo dài. Chế độ ăn uống, sinh hoạt phản khoa học dẫn đến tăng cân, béo phì. Ăn mặn gây mất cân bằng muối trong cơ thể. Nồng độ acid uric, các yếu tố di truyền hoặc phụ nữ mang thai...đều có khả năng gây ra bệnh cao huyết áp trước tuổi trung niên.
Nhiều người bị cao huyết áp trước tuổi trung niên thường từ chối điều trị. Do họ nghĩ rằng mình vẫn còn khỏe mạnh và có khả năng kiểm soát được. Tuy nhiên đây lại là quyết định sai lầm. Bởi theo các chuyên gia, nếu bị cao huyết áp khi còn trẻ mà không được điều trị sớm sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi về già.
Do đó, khi phát hiện cao huyết áp sớm bạn nên điều trị ngay từ khi còn trẻ, dù là trước tuổi trung niên. Đây là điều cần thiết để tránh những tổn thương tim mạch sau này.