pnvnonline@phunuvietnam.vn
Cảnh giác với những căn bệnh do thiếu florua gây ra
1. Thiếu florua và các vấn đề về răng miệng
Sâu răng là kết quả của quá trình axit phá hủy men răng. Axit này được tạo ra khi đường từ thực phẩm và đồ uống phản ứng với vi khuẩn có trong mảng bám trên bề mặt răng. Ít nhất hai loại vi khuẩn chính có thể tạo ra axit phá hủy răng là Lactobacilli và streptococcus Mutans. Các axit dễ dàng khuếch tán theo mọi hướng và thông qua các vết nứt trên men răng đến mô bên dưới. Do đó axit có thể hòa tan men răng ở mọi ngóc ngách khiến men răng bị mất canxi và phốt phát. Nếu quá trình này đủ dài sẽ dẫn đến sâu răng.
Florua hoạt động bằng cách làm chậm quá trình axit hòa tan men răng. Đồng thời, florua có khả năng chữa lành hoặc tái khoáng hóa các bề mặt có dấu hiệu men răng đang bị bào mòn. Đổi lại, nó cũng củng cố men răng bị suy yếu và đảo ngược các dấu hiệu sâu răng sớm. Điều này khiến cho vai trò của florua trở nên rất quan trọng.
Bởi không giống như xương, một khi thiếu florua gây khoáng hóa men răng thì rất khó để khôi phục trở lại.
Florua hoạt động bằng cách làm chậm quá trình axit hòa tan men răng (Ảnh: Internet)
Cơ chế hoạt động của Florua chính là hình thành Fluorapatite (FA) trên bề mặt răng bằng cách thay thế hydroxyl bằng ion florua trong hydroxyapatite (HA). FA làm giảm độ hòa tan của HA và làm cho men răng có khả năng chống lại sự hòa tan từ axit được tạo ra bởi vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời florua cũng ức chế enzyme enolase, dẫn đến giảm sự hình thành axit lactic. Các tác dụng có lợi nhất xảy ra nếu nồng độ florua thấp có trong miệng suốt cả ngày. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh răng thường xuyên.
Những điều trên cho thấy, thiếu florua sẽ gây ra sâu răng, làm mòn men răng, răng bị mất khoáng sẽ trở nên yếu hơn, dễ bị ê buốt.
Không chỉ có vậy, thiếu florua còn khiến lượng axit trong miệng không được khống chế, gây ra hôi miệng, phát triển mảng bám, cuối cùng dẫn đến các vấn đề về nướu. Trong trường hợp hiếm, các vi khuẩn ở trong miệng có thể xâm nhập vào máu gây ra các căn bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng máu, bệnh tim và tắc nghẽn động mạch.
2. Thiếu florua gây loãng xương
Florua được tiêu thụ phổ biến qua khoang miệng và được hấp thụ qua đường tiêu hóa. Khi vào máu, nó nhanh chóng xâm nhập vào mô khoáng của xương. Các yếu tố khoáng chất chiếm ưu thế trong xương là các tinh thể canxi và phốt phát, được gọi là tinh thể hydroxyapatite.
Phản ứng hóa học cao và bán kính nhỏ của Fluoride cho phép nó thay thế ion hydroxyl (-OH) lớn hơn trong tinh thể hydroxyapatite, tạo thành fluoroapatite hoặc tăng mật độ tinh thể bằng cách đi vào không gian trong tinh thể hydroxyapatite. Fluoroapatite làm ổn định khoáng chất xương và tăng khối lượng xương.
Theo một số nghiên cứu thì các nhà khoa học tin rằng phải đạt được mức florua huyết thanh tối thiểu 100ng/ml trước khi các nguyên bào xương được kích thích (xem thêm). Do đó, nếu thiếu florua sẽ tăng nguy cơ loãng xương, xương yếu và giòn, người già dễ bị gãy xương hông.
Thậm chí các bác sĩ đã sử dụng Natri florua phóng thích chậm để điều trị loãng xương thành trong gần 30 năm. Các thử nghiệm đã cho thấy mật độ xương tăng lên rõ rệt. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
Thiếu Florua có thể khiến cho bệnh sâu răng và các vấn đề về răng miệng không được kiểm soát, xương khớp dễ bị lão hóa hơn. Tuy nhiên, mọi người cũng cần hiểu, nếu bổ sung quá nhiều florua thì có thể gây nhiễm flo răng và nhiễm flo xương, cũng như nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Do đó, việc đầu tiên là mọi người nên sử dụng nước và kem đánh răng có bổ sung florua. Nếu muốn sử dụng thêm thuốc florua thì cần xin ý kiến của bác sĩ.
Nguồn dịch: https://lpi.oregonstate.edu/book/export/html/218