Cậu bé không dám đi xe đạp vì nỗi ám ảnh tai nạn giao thông

Bài, ảnh: Phạm Thương
15/10/2020 - 18:10
Cậu bé không dám đi xe đạp vì nỗi ám ảnh tai nạn giao thông

Em Nguyễn Võ Hoài Linh mồ côi từ nhỏ do cha mẹ bị tai nạn giao thông, hiện em sống với ông bà ngoại

Em Nguyễn Võ Hoài Linh (tổ 3, Trường Lưu, phường Long Trường, quận 9, TPHCM) năm nay đã 17 tuổi nhưng vẫn không dám đi xe đạp. Bởi lẽ, nỗi ám ảnh về sự ra đi của cha và mẹ do tai nạn giao thông đến nay vẫn chưa nguôi trong Linh và gia đình em.

Theo lời kể của bà Lê Thị Trơn (SN 1959) - bà ngoại của Hoài Linh: Mẹ của Linh qua đời do tai nạn giao thông khi em mới 22 tháng tuổi. 9 tháng sau, cha em cũng bị tai nạn giao thông và qua đời. Nỗi đau chồng chất lên gia đình. Linh chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ và sống nương tựa vào ông bà ngoại mười mấy năm qua.

"Lúc mẹ mất, Linh mới biết đi lẫm chẫm, nỗi đau chưa nguôi thì cha mất. Lúc đó thấy cháu nhỏ quá mà chịu cảnh mồ côi như vậy nên chúng tôi đón cháu về nuôi, coi cháu như đứa con "út ráng", lo và nuôi đến bây giờ. Một thời gian sau, cháu lớn hơn chút nữa thì có dì thứ 3 của Linh phụ nuôi. Đến khi dì 3 có chồng, có con thì Linh lại về ở với ông bà ngoại. Thấy nó thiệt thòi hơn so với mọi người nên ông bà rất thương yêu. Chúng tôi ráng cho cháu ăn học, lớn lên cháu tự chăm lo được cho bản thân là mừng rồi", bà Trơn bộc bạch.

Bà ngoại của Linh cho biết thêm: "Cha mẹ cháu bị tai nạn nên cả nhà không dám cho Linh đi xe. Nay 17 tuổi rồi nhưng đến xe đạp Linh cũng không biết đi, cháu toàn đi bộ hoặc do ông bà chở. Vì gia đình lo sợ và ám ảnh quá khứ nên không cho cháu tập xe, bản thân cháu cũng không muốn tập nên ông bà không ép. Từ hồi Linh học mẫu giáo đến giờ, ông bà vẫn đưa rước suốt ngày".

Hiện tại, ông ngoại Linh là cán bộ về hưu, bà ngoại trước kia buôn bán nhưng đến nay sức khỏe yếu nên không làm được nữa. Ông Võ Hồng Huy (SN 1958), ông ngoại của Linh, kể: "Tôi thường khuyên cháu rằng: Các cô các dì ai cũng có gia đình riêng, không ai có thể nuôi con hoài, nên bản thân con phải đi học, ít nhất học hết 12 rồi đi làm cũng không muộn. Sang năm thi tốt nghiệp thì con có nguyện vọng như thế nào, con nói để ngoại biết đường lo cho. Chứ ông bà ngoại cao tuổi rồi, lo được cho con ngày nào thì ráng lo".

Hoài Linh hiện là học sinh lớp 12 trường THPT Long Trường (quận 9, TPHCM), tính tình hiền lành, hơi rụt rè. Biết ông bà ngoại vất vả nên từ năm lớp 9, Linh đã có ý định xin nghỉ học để đi làm kiếm tiền. Thế nhưng ông bà ngăn cản nên em lại tiếp tục con đường học vấn. Linh chia sẻ: "Mồ côi cha mẹ do tai nạn giao thông nên em rất sợ xe cộ. Từ nhỏ đến lớn, em đều được ông bà và dì đưa đón, chăm lo. Em sẽ cố gắng học hành để không phụ lòng ông bà ngoại. Sang năm em dự định đăng ký thi vào trường công nghệ thông tin khối A hoặc học nghề cắt gọt kim loại. Em muốn đi học nghề để ông bà đỡ chi phí. Ông bà cao tuổi rồi, em muốn sớm đi làm để phụ giúp ông bà".

Bà ngoại của Linh trăn trở: "Tôi thấy cháu nó ngoan hiền, biết nghe lời, không uổng công chúng tôi nuôi nấng. Giờ điều tôi lo lắng nhất là những năm sắp tới. Vợ chồng tôi ngày càng lớn tuổi, không còn làm ra tiền nữa, còn phải chăm mẹ già đang nằm tại chỗ. Nếu cháu may mắn được vào cao đẳng, đại học hay học nghề thì gia đình rất mừng nhưng lại lo về chi phí học hành. Tôi chỉ có nguyện vọng các ban ngành xem xét, giúp đỡ cho cháu tiếp cận các chính sách hỗ trợ học tập để cháu được đi học đến nơi đến chốn".

* Xem thông tin chi tiết về Chương trình trên Báo Phụ nữ Việt Nam điện tử: www.phunuvietnam.vn, website: www.mottainai.com.vn

và các fanpage:

https://www.facebook.com/baophunuvn/; https://www.facebook.com/MottainaiPhunuVietNam/

* Hotline: 0243.9713500.

Từ ngày 1/10/2020, mời bạn: Ủng hộ bằng tiền mặt, gửi về: Báo Phụ nữ Việt Nam, 47 Hàng Chuối, Hà Nội, Số tài khoản: 114000000909 - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội (đề nghị ghi rõ: Ủng hộ Mottainai). Truy cập fanpage: https://www.facebook.com/baophunuvn để xem livestream đấu giá sản phẩm vào 11h30 thứ 6 hàng tuần, mua đồ online, giới thiệu các trẻ em bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn và trực tiếp tham gia các hoạt động của chương trình.

Chồng mất vì tai nạn giao thông, người vợ tàn tật gắng gượng nuôi các con khôn lớn - Ảnh 6.

4 đại sứ Mottainai 2020 là những người nổi tiếng cùng lan tỏa thông điệp nhân văn

THÔNG ĐIỆP TỪ MOTTAINAI

* "Mottainai" xuất phát từ Nhật Bản, là một thán từ trong ngôn ngữ của người Nhật, có nghĩa là "Lãng phí quá!". Câu cảm thán này thường được dùng khi những vật hữu dụng (thức ăn, thời gian, trí tuệ, năng lực…) bị bỏ đi một cách đáng tiếc trong lúc giá trị sử dụng vẫn còn.

* Theo Phật giáo truyền thống, Mottainai dùng để chỉ sự hối hận đối với việc lãng phí các nguồn lực của cuộc sống - bởi đó là món quà của thiên nhiên, trên hết là sự linh thiêng, cao cả.

* Quan niệm về Mottainai hiện đại được thể hiện trong "4Rs: giảm, tái sử dụng, tái chế và sửa chữa".

DẤU ẤN MOTTAINAI

* Là cộng đồng ủng hộ đồ đã qua sử dụng vì mục tiêu nhân đạo lớn nhất Việt Nam với hơn 200.000 người tham gia;

* Các hình thức ủng hộ, quyên góp đa dạng: trực tiếp, online…

* Hơn 4.000 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, trẻ em bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông được hưởng lợi.

* Được Bộ Thông tin & Truyền thông và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao tặng Giải thưởng Phụ nữ Sáng tạo vì sự phát triển bền vững năm 2017.

* Được Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trao Bằng khen vì những đóng góp trong quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm