pnvnonline@phunuvietnam.vn
Câu đố: "Con gì không đầu, không cổ, mắt ở trên thân?"
Trong chương trình Nhanh như chớp từng xuất hiện hàng loạt các câu đố về loài vật. Chẳng hạn như: "Con gì hay thích bắt chước?", đáp án là "con nhái"; "Con gì bỏ đầu bỏ đuôi thì thành con chim?", đáp án là "con cóc", "Con gì sinh ra đã ồn ào?", đáp án là "con la",… Những câu đố trên khiến nhiều người phải căng não suy nghĩ, đến khi biết được đáp án thì bật cười thích thú.
Dưới đây cũng là một câu đố về loài vật nằm trong chương trình Nhanh như chớp khiến người chơi cùng khán giả phải "vò đầu bứt tai". Hãy thử "động não" xem bạn mất bao nhiêu giây để đưa ra được đáp án nhé:
"Con gì không đầu, không cổ, mắt ở trên thân?".
Nghe xong câu đố, nhiều không khỏi rùng mình sợ hãi. Không hiểu con vật gì mà có đặc điểm "kinh dị" như vậy? Câu đố này không hề dễ dàng. Bạn phải vận dụng khả năng liên tưởng tối đa mới nghĩ ra con vật kỳ bí này.
Còn nếu chưa đoán đúng thì hãy tham khảo đáp án của chương trình nhé. Đó là: Con cua!
Đúng là con cua không đầu, không có cả phần cổ và mắt nằm ở trên mai cua. Câu đố thật lắt léo phải không nào?
Nhân tiện nhắc đến cua thì đây là loài động vật giáp xác. Thân chúng rộng hơn bề dài, mai mềm, mười chân có khớp, hai chân trước tiến hóa trở thành hai càng. Vỏ xương bọc ngoài thịt, phần bụng nằm bẹp dưới hoàn toàn được che bởi phần ngực. Đầu cua và thân được nối liền với nhau vào một khối có lớp mai bọc bên ngoài.
Cua là động vật thủy sinh, có ở cả nước mặn và nước ngọt. Chúng có nhiều dưỡng chất như: Protein, chất béo, chất khoáng cùng những loại vitamin khác. Đặc biệt, thịt cua chứa rất ít hàm lượng thủy ngân. Điều này rất có lợi cho sức khỏe người dùng.
Nhờ có hàm lượng dưỡng chất cao, thịt cua đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Phòng và điều trị bệnh thiếu máu, giảm lượng mỡ trong máu, thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển cơ bắp, phát triển não bộ và tim mạch, phòng ngừa bệnh viêm khớp,…
Cua có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng cần ăn với lượng hợp lý. Nếu ăn quá nhiều cua sẽ gây ra tác hại nguy hiểm. Những con cua sống ở vùng nước bị ô nhiễm dễ tích tụ chất độc trên cơ thể. 2 chất độc phổ biến thường gặp ở cua là Dioxin và PCBs gây phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan, làm tăng nguy cơ ung thư.
Cua cũng là một trong các hải sản có khả năng gây dị ứng cao. Nếu ăn nhiều cua quá hoặc với người mẫn cảm với hải sản có thể gây dị ứng. Một số biểu hiện của dị ứng cơ thể là: Nổi mề đay, nôn nao, đau đầu và thậm chí gây khó thở. Ngoài ra, cua có tính hàn mạnh. Vì thế nếu ăn nhiều còn gây lạnh bụng, tiêu chảy, khó tiêu.