Câu đố Tiếng Việt: Vì sao gọi là "giời leo"?

Ứng Hà Chi
09/08/2022 - 05:31
Nguồn gốc cách gọi "giời leo" rất thú vị! Đây cũng là câu đố mà nhiều người vò đầu bứt tai cả ngày cũng không ra đáp án.

Ngôn ngữ Tiếng Việt phong phú và đa dạng. Để biểu thị một sự vật, hiện tượng hay hoạt động, người ta có nhiều cách gọi khác nhau. Có những tên gọi được lưu truyền trong dân gian, trở nên phổ biến nhưng ít ai biết được nguồn gốc của nó. 

Bệnh "giời leo" là một ví dụ điển hình. Khi chúng ta thấy những vết phỏng mọng nước xuất hiện trên mặt và các vùng cơ thể, chúng ta sẽ chẩn đoán bị "giời leo". Nhưng thực chất, đây chính là bệnh Zona. Zona là bệnh nhiễm trùng do vi-rút gây nên, khá phổ biến tại Việt Nam. Ở một số địa phương, bệnh này được gọi là "giời leo". Nhưng vì sao lại gọi như vậy, có bao giờ bạn thắc mắc về điều này?

Để làm rõ, trước tiên ta cần hiểu nghĩa của từ "giời". Trong Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân chủ biên giảng: "Giời: Loài sâu bé, dài, có nhiều chân, trong thân có chất phát quang". Còn Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học giảng: "Giời": Động vật nhiều chân cùng họ với rết nhưng thân mảnh hơn, tiết chất làm bỏng da người". 

Để phòng ngừa bệnh "giời leo", chúng ta cần giữ vệ sinh, giữ sạch vùng da bị phát ban; dùng khăn ẩm đè lên vùng phát ban để giảm đau. Tiếp đến là cần sử dụng thuốc nhỏ mắt để dưỡng ẩm cho mắt khi có dấu hiệu khô. Vào buổi tối thì dùng thuốc mỡ tra mắt hoặc dùng miếng dán che mắt. Đối với trẻ em, cần tiêm vaccine phòng bệnh từ sớm. 

Như vậy, "giời" ở đây là tên một loài vật. Có thể thấy bệnh Zona gây ra những vết phồng rộp giống như bị giời cắn nên được gọi là "giời leo". 

Câu đố Tiếng Việt: Vì sao gọi là "GIỜI LEO"? – Vò đầu bứt tai cả ngày cũng không ra đáp án - Ảnh 1.

Vì sao lại gọi là "Giời leo" - Ảnh minh họa.

Bên cạnh bệnh "giời leo", ta còn thấy xuất hiện một số từ/cụm từ về các tật liên quan đến con vật như: Chuột rút, vọp bẻ,… Cho những ai chưa biết, "chuột rút" và "vọp bẻ" chính là một. Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở bắp thịt, thường là co cơ lạnh hay hoạt động quá sức. Theo nhiều tư liệu, điều này được cho là do sự đồng âm của "con chuột" và "bắp thịt" trong một số ngôn ngữ. 

Trong tiếng Hy Lạp, "mus" vừa có nghĩa là "chuột" (rat, souris), vừa có nghĩa là "bắp thịt" (muscle). Trong tiếng Pháp, bắp thịt của con dê, con cừu, con hươu, con nai được gọi là "chuột" (souris). Trong tiếng Nga, từ "bắp thịt" cũng có nguồn gốc từ "chuột". Trong tiếng La Tinh, từ "bắp thịt" là "musculus", vốn phát sinh từ "mus", có nghĩa là "chuột". Ngoài ra, có một số định nghĩa thú vị về chuột rút trong Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức như sau: "Chuột rút: Vọp bẻ".

Thực tế, "vọp bẻ" cũng dùng để chỉ tình trạng co cơ, tương tự như từ "chuột rút". Tuy nhiên, từ này được sử dụng phổ biến ở Nam Bộ. Theo người dân địa phương, "vọp" là một loài thủy sản sống ở đầm lầy.

Người miền Nam có thói quen dùng con vật để tạo ra các lối nói hài hước như: Đuối nước gọi là bị "hà bá rước"; người khoẻ mạnh thì gọi là "cái thây cọp ăn ba ngày không hết",… Ngày xưa, người ta phải lội nước rất nhiều để mò cua bắt ốc, làm việc đồng áng. Trong lúc lội nước mà bị căng cơ thì lại đổ cho… con vọp nó bẻ chân. Từ đó hình thành lối nói "vọp bẻ".

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm