Cha mẹ đừng bực mình hay lo lắng khi con chảy dãi nhiều, nó có lợi ích không ngờ đấy!

Hải Đường (theo Sina)
21/03/2020 - 16:00
Cha mẹ đừng bực mình hay lo lắng khi con chảy dãi nhiều, nó có lợi ích không ngờ đấy!
Có lẽ cha mẹ sẽ thấy phiền phức, thậm chí có phần bực mình hoặc lo lắng vì tình trạng chảy dãi ở trẻ. Nhưng thực ra đó chính là một phần trong quá trình phát triển của các bé. Thậm chí việc chảy nước dãi còn có nhiều lợi ích không ngờ, mẹ đã biết hay chưa?

Chảy nước dãi là hiện tượng nước bọt trong miệng được sản xuất dư thừa, cộng thêm với việc khoang miệng không ngăn được dòng chảy khiến nước bọt trào ra một cách ngẫu nhiên. Chảy nước dãi là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn 3 tháng tuổi. 

Nhiều bé chảy nước dãi quá nhiều khiến cha mẹ phải thường xuyên thay yếm, lau nước dãi để giữ vệ sinh sạch sẽ cho con. Có lẽ cha mẹ sẽ thấy phiền phức, thậm chí có phần bực mình hoặc lo lắng vì tình trạng đó ở trẻ. Nhưng thực ra đó chính là một phần trong quá trình phát triển của các bé. Thậm chí việc chảy nước dãi còn có nhiều lợi ích không ngờ, mẹ đã biết hay chưa?

Cha mẹ đừng bực mình hay lo lắng khi con chảy dãi nhiều, nó có lợi ích không ngờ đấy! - Ảnh 1.

Thậm chí việc chảy nước dãi còn có nhiều lợi ích không ngờ. (Ảnh minh họa)

1. Làm sạch miệng và ngăn ngừa sâu răng

Nước dãi có tác dụng rửa trôi các cặn sữa và mảnh vụn thức ăn, giúp làm sạch khoang miệng của trẻ. Nó cũng có thể loại bỏ vi khuẩn ở cao răng, trung hòa và hòa tan một số chất có hại trong khoang miệng trẻ, từ đó ngăn ngừa sâu răng. 

2. Có thể giảm khó chịu khi mọc răng

Trẻ bắt đầu mọc răng khi 6 tháng tuổi, có thể sớm hoặc muộn hơn một chút tùy từng bé. Khi trẻ bắt đầu mọc răng, nướu răng thường có cảm giác sưng, đau và ngứa. Nếu trẻ chảy nhiều dãi trong giai đoạn này, nước dãi sẽ giúp làm dịu các cảm giác khó chịu ở răng. Nó thậm chí đóng vai trò bôi trơn và làm hạn chế các vấn đề về nướu ở trẻ nhỏ.

3. Phòng tránh tình trạng khô miệng

Khi trẻ vẫn bú mẹ hoàn toàn, trẻ không cần uống thêm nước lọc hay nước hoa quả. Vì lẽ đó, đôi khi trẻ sẽ bị khô miệng. Nước dãi trong trường hợp này không nghi ngờ gì có tác dụng rất tốt làm ướt khoang miệng trẻ, phòng tránh vấn đề khô miệng hiệu quả.

4. Là một enzyme tiêu hóa tốt

Nước bọt chứa các enzyme rất hữu ích giúp tiêu hóa các loại thức ăn bán rắn cho các bé ở giai đoạn 4 - 6 tháng tuổi. Ngoài ra, nước bọt trung hòa axit trong dạ dày và hỗ trợ phát triển niêm mạc ruột, đồng thời bảo vệ niêm mạch này khỏi những kích thích. Thêm nữa, nước bọt cũng giúp liên kết thức ăn lại với nhau. Và nhờ vào đặc tính ướt, trơn, nước bọt chính là cách tự nhiên giúp làm ẩm và làm mềm thức ăn đặc, đồng thời tạo điều kiện tốt để bé có thể nuốt thức ăn dễ dàng hơn.

Cha mẹ đừng bực mình hay lo lắng khi con chảy dãi nhiều, nó có lợi ích không ngờ đấy! - Ảnh 2.

Nước dãi có tác dụng rửa trôi các cặn sữa và mảnh vụn thức ăn, giúp làm sạch khoang miệng của trẻ. (Ảnh minh họa)

Lời khuyên cho cha mẹ

Nếu trẻ bị chảy nước dãi nhiều mà không có liên quan đến bệnh lý, cha mẹ có thể giúp bé hạn chế tiết nước bọt bằng các biện pháp sau đây:

- Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ vì ngủ nghiêng hay ngủ sấp đều là những tư thế dễ khiến trẻ chảy dãi nhiều. Không cho bé mút tay hoặc các đồ vật khác khi ngủ.

- Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách cho bé để ngăn vi khuẩn xâm nhập khoang miệng.

- Cho bé uống nước đầy đủ để tránh khô miệng, vì khô miệng cũng là nguyên nhân khiến trẻ tiết nước bọt nhiều hơn.

- Mẹ nên massage nướu răng bé nhẹ nhàng bằng ngón tay để giảm bớt khó chịu khi bé mọc răng. Cho trẻ đeo thêm yếm dãi và dùng khăn sạch lau miệng thường xuyên cho trẻ.

- Bố mẹ cũng cần cho con đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm tra các dấu hiệu bất thường khác.

Hiện tượng chảy nước dãi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá phổ biến và là một trong những dấu mốc quan trọng của sự phát triển ở các bé. Nó cũng đáp ứng nhiều chức năng sinh lý quan trọng cho trẻ. Tuy vậy, nếu trẻ hơn 2 tuổi mà vẫn còn xuất hiện tình trạng này thì cha mẹ không nên xem nhẹ. Cha mẹ hãy đưa trẻ đi kiểm tra để xử lý kịp thời nếu có vấn đề, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của con sau này.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm