Thạc sĩ Robert Hess, giảng viên tâm lý học và giáo dục học của trường đại học Stanford cho biết, ngôn ngữ được sử dụng trong gia đình có ảnh hưởng tới khả năng tư duy của trẻ nhỏ. Lấy ví dụ về hai người mẹ có con chơi đùa ầm ĩ trong khi mình đang nghe điện thoại, người mẹ thứ nhất cộc cằn quát lớn với con: “Im đi, đừng có ồn nữa!” và người mẹ thứ hai nhẹ nhàng nói: “Mẹ đang nói chuyện điện thoại, con trật tự giúp mẹ vài phút nhé”. Kết quả của hai trường hợp này sẽ không giống nhau.
Người mẹ thứ nhất vô tình dạy cho con mình lời nói cộc cằn, hơn nữa còn làm cho bé sợ hãi mà nghe theo mệnh lệnh. Người mẹ thứ hai lại có thể làm cho con hiểu cần ứng xử như thế nào với tình huống đang diễn ra, trong bé sẽ tự hình thành nguyên tắc: Khi người khác nói chuyên điện thoại cần phải giữ im lặng, và cần phải có thái độ hợp tác.
Ông Robert giải thích, nếu chỉ đưa ra yêu cầu “Im đi, đừng có ồn nữa”, không thể làm cho bé hình dung ra mối liên quan giữa hành động mình cần làm và sự việc đang xảy ra. Ngược lại, chỉ cần dùng lời nói lịch sự mang tính thỉnh cầu lại có thể khích lệ trẻ suy nghĩ mà hành động, hơn nữa bé sẽ dễ dàng hiểu được mối liên quan giữa hành động của bé và sự việc xung quanh. Do vậy con của người mẹ thứ hai sau này gặp tình huống tương tự sẽ có phản ứng tốt hơn.
pnvnonline@phunuvietnam.vn