Chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh có nguy hiểm không? Cần làm gì để kiểm soát tình trạng này?

Nắng Mai
08/01/2021 - 08:30
Chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh có nguy hiểm không? Cần làm gì để kiểm soát tình trạng này?
Chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh không chỉ gây phiền toái và bất tiện cho người bệnh. Đây còn là nỗi lo lắng của nhiều người liệu ra mồi hôi tay chân vào mùa đông có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm?

Để hiểu rõ, chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh thực tế có gây nguy hiểm cho người bệnh. Bị ra mồ hôi chân tay vào mùa lạnh nhiều cần làm gì để khắc phục tình trạng này. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh đem lại hiệu quả trong kiểm soát bệnh và cải thiện tình trạng bệnh.

1. Chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh, không nên chủ quan

Thực chất, cơ thể con người có tới 4 triệu tuyến mồ hôi và tập trung ở nhiều khu vực như nách, trán và lòng bàn tay, lòng bàn chân. Vì vậy, bạn dễ đổ mồ hôi ngay cả khi vận động thể lực nhiều hoặc ngoài trời nóng bức. Tuy nhiên, nếu chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường của sức khỏe.

Việc chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý dưới đây:

- Chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh có thể cảnh báo bạn mắc bệnh cường giáp. Đây là bệnh lý ngoài dấu hiệu đổ mồ hôi chân tay còn kèm theo triệu chứng run tay, hay có cảm giác hồi hộp và đánh trống ngực, mắt lồi, bị sụt cân nhanh.

Chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh có nguy hiểm không? Cần làm gì để khắc phục? - Ảnh 2.

Chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh không chỉ gây phiền toái và bất tiện cho người bệnh - Ảnh Internet

- Ra mồ hôi chân tay có thể bị nhiễm độc, việc nhiễm độc sẽ khiến cơ thể bài tiết ra nhiều mồ hôi để đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.

- Ung thư máu cũng khiến người bệnh ra mồ hôi chân tay.

=>> Khi nào sốt, chảy máu mũi của trẻ là dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ mắc ung thư máu

2. Ra mồ hôi tay chân khi trời lạnh do nguyên nhân nào?

Vì chức năng tiết mồ hôi do tình trạng rối loạn thần kinh thực vật hoặc cường giao cảm là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh.

Ngoài ra, thời điểm mùa đông cũng khiến quá trình bài tiết mồ hôi giảm. Trong khi đó, cơ thể cũng cần thay đổi để thích nghi với thời tiết lạnh. Chưa kể, trời lạnh khiến dây thần kinh giao cảm điều khiển mạch máu co lại khiến tay chân bị lạnh và ẩm ướt. Phản ứng này cũng xảy ra do hệ thần kinh giao cảm bị kích thích quá mức. Yếu tố kích thích thần kinh giao cảm bao gồm một vài vấn đề như:

- Căng thẳng kéo dài gây đổ mồ hôi khi trời lạnh.

- Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh cũng khiến chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh.

- Thói quen ăn uống thiếu dưỡng chất trong thời gian dài cũng khiến bạn đổ mồ hôi khi trời lạnh.

Chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh có nguy hiểm không? Cần làm gì để khắc phục? - Ảnh 3.

Căng thẳng kéo dài gây đổ mồ hôi khi trời lạnh - Ảnh Internet

3. Biện pháp kiểm soát tình trạng chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh tại nhà

Mồ hôi tay chân ra khi trời lạnh, có một vài biện pháp có thể đem lại hiệu quả như sau:

- Sử dụng baking soda:

Bởi vì baking soda có tính kiềm, vì thế sản phẩm này được sử dụng để khiến mồ hôi bốc nhanh chóng. Ngoài ra, baking soda còn đem lại hiệu quả giúp giảm lượng mồ hôi được tiết ra.

Áp dụng bằng cách trộn một thìa cà phê baking soda với nước thành hỗn hợp sền sệt, sau đó xoa hỗn hợp lên tay với thời gian khoảng 5 phút rồi rửa sạch tay.

- Bột ngô giúp khô mồ hôi tay:

Tay ẩm ướt do mồ hôi hoặc lòng bàn chân ẩm, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ bị nhiễm nấm đặc biệt là nấm da chân. Bột ngô có khả năng hút ẩm rất tốt. Sử dụng bột ngô xoa đều lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân để kiểm soát lượng mồ hôi tiết ra.

- Sử dụng trà đen:

Trong trà đen có chứa tannin có tác dụng đối với người bị chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh nhờ khả năng thu nhỏ lỗ chân lông, điều này giúp giảm lưu lượng mồ hôi trên da.

Sử dụng túi trà đen ngâm với nước nóng đến khi trà tiết tannin, sau 5 phút pha nước ấm và ngâm tay chân trong khoảng 10 phút. Ngoài tác dụng giúp kiểm soát mồ hôi trên tay chân thì trà đen còn có tác dụng làm sạch, se khít lỗ chân lông và diệt khuẩn, diệt vi nấm.

Chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh có nguy hiểm không? Cần làm gì để khắc phục? - Ảnh 4.

Trà đan có tác dụng giảm tình trạng đổ mồ hôi ở tay chân - Ảnh Internet

- Giấm táo:

Giấm táo giúp cân bằng nồng độ pH trong cơ thể, từ đó giấm táo có tác dụng giữ lòng bàn tay, bàn chân khô ráo. Kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi chân tay khi trời lạnh bằng cách lấy giấm táo để lau lòng bàn tay, nên giữ qua đêm để đem lại hiệu quả tốt.

=>> Giấm táo có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Tìm hiểu thêm bài viết: Giảm ngứa viêm nang lông da đầu bằng giấm táo

- Lá xô thơm:

Lá xô thơm có tác dụng kiểm soát hiện tượng chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh. Bạn có thể bổ sung lá xô thơm vào bữa ăn hằng ngày hoặc gói lá xô thơm trong khăn tay vải để lau tay giúp kiểm soát mồ hôi tay.

- Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho cơ thể:

Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho cơ thể đem lại hiệu quả giúp bạn không bị ra mồ hôi tay chân khi mùa lạnh. Một vài loại thực phẩm chứa caffein và thức ăn cay có thể kích thích hệ thần kinh giao cảm nên gây ra hiện tượng mồ hôi chân tay ra nhiều hơn.

- Thay đổi thói quen giúp tay, chân không đổ mồ hôi khi trời lạnh:

Tránh các loại thực phẩm như caffein và thức ăn cay để hạn chế tình trạng chân tay ra mồ hôi.

Trong sinh hoạt bạn cũng cần giữ thói quen để chân, tay khô ráo sau khi tắm để ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật.

Nên lựa chọn trang phục cotton và quần áo làm bằng chất liệu tự nhiên giúp thấm hút mồ hôi.

Lưu ý, các biện pháp kiểm soát tình trạng chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh tại nhà chỉ đem lại hữu ích đối với những người chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh ở thế nhẹ. Nhiều trường hợp đây chỉ là rối loạn nhẹ của hệ thần kinh thực vật. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.

Trong những trường hợp tình trạng đổ mồ hôi tay vào mùa lạnh ngày càng trầm trọng hơn, đặc biệt thời điểm ban đêm và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng bất thường khác thì bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm