Chấn thương khi chơi bóng đá: Tuyển U22 Việt Nam đang đối mặt với những nguy cơ nào trước thềm chung kết?

Nắng Mai
10/12/2019 - 14:49
Tại Seagame 30, chúng ta đã từng thấy một Quang Hải rơi nước mắt ở hàng dự bị trong trận bán kết gặp U22 Campuchia do chấn thương rách cơ đùi sau hay một Tiến Linh đau đớn ngồi thụp xuống ở cuối trận gặp U22 Campuchia,...

Nam giới hay nữ giới có đam mê với môn thể thao vua đều từng gặp phải những chấn thương khi đá bóng. Trận chung kết bóng đá nam SEA games 30, Việt Nam sẽ gặp lại Indonesia tại Philipines. Chắc hẳn người hâm mộ đang lo lắng cho cầu thủ nước nhà trong trận đấu tối nay.

Có nhiều phương pháp có thể bảo vệ khi chơi bóng đá, tuy nhiên chấn thương khi đá bóng là điều không thể tránh khỏi. Dưới đây là những chấn thương bóng đá thường gặp mà bất cứ cầu thủ hay người chơi bóng đá nào cũng cần biết để phòng tránh và xử lý kịp thời.

1. Bị bong gân và chấn thương cơ

Trong bóng đá có hai loại chấn thương khi đá bóng phổ biến nhất chính là cầu thủ bị bong gân và chấn thương cơ.

- Bong gân (sprain): Đây là một chấn thương dây chằng, nơi có phần mô nối 2 hoặc nhiều xương tại một khớp với nhau. Bong gân là hiện tượng xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng bị giãn và nặng hơn khi bị rách.

- Chấn thương cơ gân (strain): Hiện tượng chấn thương cơ gân xảy ra khi bắp thịt bị kéo giãn hoặc rách. Chấn thương cơ gân thường xảy ra ở dây gân đầu gối và bắp thịt lưng.

Xảy ra khi phần bắp thịt hay dây gân bị kéo giãn hay rách, thường ở dây gân sau đầu gối và bắp thịt lưng.

chan-thuong-khi-da-bong-1

Bong gân là chấn thương khi đá bóng xảy ra phổ biến - Ảnh minh họa

Xử lý bằng phương pháp R.I.C.E, có nghĩa:

- R (Rest - Nghỉ ngơi): Đối với người chơi bóng đá khi gặp phải 2 chấn thương trên cần giới hạn hoạt động từ 1 ngày đến 2 ngày đầu tiên. Ngoài ra, có thể sử dụng nép hoặc nạng để hỗ trợ vận động nhẹ nhàng đối với người bị chấn thương khi đá bóng.

- I (Ice – chườm đá lạnh): Cách để giảm đau, hạn chế sưng khi bị bong gân và chấn thương cơ đơn giản nhất là sử dụng túi nước đá chườm sau mỗi 20 phút trong 2 - 3 ngày.

- C (Compression – dùng băng ép): Để đảm bảo vết bong gân không bị nặng hơn, bạn cần dùng thun quấn quanh vùng chấn thương.

- E (Elevate – Nằm kê cao): Trong trường hợp chấn thương khi đá bóng ở cánh tay hay chân thì việc kê gối cao dưới các bộ phận gặp chấn thương là cách để giảm sưng bầm hiệu quả.

Gặp phải chấn thương khi đá bóng mà không nhận biết được mức độ chấn thương thì tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để nhận được chuẩn đoán chính xác và tiếp nhận phương pháp điều trị tốt.

2. Bong gân mắt cá chân

Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương khi đá bóng phổ biến mà cầu thủ bóng đá hãy gặp phải nhất. Nhận biết sớm, điều trị kịp thời sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi và tránh khỏi chấn thương nặng hơn đối với dây chằng mắt cá chân.

Triệu chứng khi bong gân mắt cá chân:

- Cảm giác: Đau quanh mắt cá chân, đau đớn, khó chịu hơn khi cố gắng đi bộ.

- Bên ngoài: Sưng khớp mắt cá chân, xuất hiện bầm tím quanh mắt cá chân hoặc cả bàn chân và ngón chân.

Cách xử lý khi bị bong gân mắt cá chân:

Tương tự như bong gân và chấn thương cơ, đối với bong gân mắt cá chân cũng áp dụng phương pháp R.I.C.E . Đối với những trường hợp nặng hơn, các bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra hướng chỉ định phẫu thuật.

Cách xử lý khi bị bong gân mắt cá chân sử dụng phương pháp R.I.C.E tương tự như bong gân và chấn thương cơ. Trường hợp nặng, bác sĩ có thể xem xét chỉ định phẫu thuật.

chan-thuong-khi-da-bong-3

Xử lý bong mắt cá chân khi chơi bóng đá - Ảnh minh họa

3. Viêm gân Achilles

Hiện tượng viêm gân Achilles là một chấn thương có các triệu chứng đau gân ở phía sau mắt cá chân. Viêm gân Achilles khi không được điều trị kịp thời rất nguy hiểm vì có thể làm tăng nguy cơ đứt gân Achilles.

Điều trị viêm gân Achilles:

Muốn điều trị viêm gân Achilles cần sự phối hợp của 3 yếu tố:

- Làm giảm phản ứng ở gân.

- Hạn chế tối đa vận động ở vùng gân bị ảnh hưởng.

- Phục hồi các chức năng của gân, khớp và cơ bằng cách lấy lại khả năng vận động của gân, khả năng chịu tải trọng lượng của cơ thể.

Muốn viêm gân Achilles nhanh chóng phục hồi trong những ngày đầu bạn có thể sử dụng nước đá để giảm đau và sưng, sử dụng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen để giảm đau. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp cả phương pháp vật lý trị liệu và xoa bóp khu vực bị ảnh hưởng để chấn thương mau khỏi.

  • Tham khảo thêm

    Từ vụ đá bóng trúng ngực tử vong: Nguyên tắc an toàn cho người bệnh tim khi chơi thể thao

4. Chấn thương dây chằng chéo trước

Đây là loại chấn thương đầu gối phổ biến thường thấy đối với các cầu thủ bóng đá và tình trạng này mất nhiều tháng để chấn thương có thể phục hồi. Dây chằng chéo trước nằm giữa đầu gối, việc này ngăn xương ống chân không trượt ra phía trước so với xương đùi. Đối với trường hợp nhẹ dây chằng có thể bị rách 1 phần, trong trường hợp nặng dây chằng bị rách hoàn toàn.

Nếu bị chấn thương khi đá bóng này, bạn cần hạn chế tối đa cử động đầu gối hay chơi thể thao. Người bị chấn thương có thể sử dụng nẹp để hỗ trợ di chuyển, bác sĩ cần xem xét điều trị phù hợp đối với nhu cầu người bệnh.

- Phương pháp không phẫu thuật: Đối với phương pháp này, dùng băng hỗ trợ và điều trị vật lý trị liệu cho người ít vận động.

- Phương pháp phẫu thuật: Đối với vận động viên, bác sĩ thường sẽ đề nghị phẫu thuật khi tổn thương mang tính chất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bị chấn thương.

5. Rách sụn chêm

Rách sụn chêm cũng là chấn thương khi đá bóng xảy ra phổ biến, chấn thương này xảy ra tại đầu gối. Mỗi đầu gối có 2 miếng sụn chêm như đệm giữa xương sống và xương chậu, sụn chêm bị rách sẽ gây cảm giác đau, xuất hiện sưng, có dấu hiệu bị cứng khớp.

chan-thuong-khi-da-bong-2

Rách sụn chêm là chấn thương thường gặp trong đá bóng - Ảnh minh họa

Điều trị rách sụn chêm:

- Bác sĩ sẽ dựa vào vết rách, kích thước, vị trí để đưa ra quyết định cuối cùng.

- Đối với trường hợp điều trị không phẫu thuật bác sĩ sẽ chỉ định người bị chấn thương thực hiện phương pháp R.I.C.E gồm nghỉ ngơi, chườm đá, nẹp và kê cao chân.

- Những trường hợp nặng cần phẫu thuật gồm phẫu thuật nội soi một phần hoặc phẫu thuật mở để ơhucj hồi vết rách sụn chêm.

6. Chấn thương khi đá bóng nghiêm trọng: Gãy xương

Chấn thương gãy xương là chấn thương khi đá bóng nghiêm trọng trong đá bóng chiếm đến 25%. Khi bị gãy xương, người bệnh cần được chăm sóc tại bệnh viện. Vùng xương bị gãy có thể xảy ra như ngón tay, cổ tay và chân.

Muốn lành xương cần phải có thời gian phục hồi và phụ thuộc vào các yếu tố như: Độ tuổi, sức khỏe thể chất của người bệnh.

Lưu ý khi điều trị chấn thương gãy xương:

- Tránh thuốc lá: Thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến xương, khi đó máu cung cấp các chất dinh dưỡng và tế bào cần thiết để xương hồi phục.

- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để phục hồi xương, chế độ ăn cần đủ dưỡng chất như protein, vitamin, canxi, chất xơ,...

- Bổ sung canxi đúng cách: Canxi là yếu tố giúp chữa lành xương, tuy nhiên khi bổ sung quá nhiều canxi lại gây ra những vấn đề sức khỏe như sỏi thận.

Chấn thương khi đá bóng rất dễ gặp phải đối với ai tham gia chơi môn thể thao này. Nhưng bạn vẫn có thể phòng ngừa và giảm thiểu các chấn thương nghiêm trọng. Hết mình trên sân là điều cần thiết, tuy nhiên, chấn thương khi đá bóng có thể chữa lành nhưng không phải chấn thương nào cũng chữa lành được hoàn toàn. Nên nhớ lượng sức mình khi ra chân để phòng tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Bóng đá là môn thể thao rất thú vị, tuy nhiên không phải ai cũng có thể chơi. Những người bị các bệnh liên quan đến tim mạch, đau dạ dày,... chỉ nên tham gia trận đấu bóng đá khi cơ thể đảm bảo đủ sức khỏe.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm