pnvnonline@phunuvietnam.vn
Chàng trai mang "bát cái bang" đi thẩm định, chuyên gia đổ nước vào phát hiện bí mật
Chàng trai họ Trần cầm một chiếc bát đen được cho là "vật không tầm thường" lên khán đài nhờ chuyên gia thẩm định và định giá cho món đồ. Thế nhưng vừa mới đặt chiếc bát xuống để mọi người chiêm ngưỡng và đánh giá thì cả trường quay đồng loạt cười lên.
Có lẽ vì vẻ ngoài của chiếc bát quá tầm thường, còn "đen đúa, dơ bẩn", nên nhiều khán giả nói đùa với nhau rằng: "Đây có phải là bảo vật của cái bang truyền lại hay không?".
Trước lời ví von "không mấy hay ho" của khán giả, chàng trai sầm mặt, có chút không vui. Người dẫn chương trình đánh tan bầu không khí ngượng nghịu bằng cách mời anh giới thiệu về chiếc bát của mình.
Trần nói: "Đây có thể chỉ là cái bát bình thường, nhưng không hiểu sao nó đã xuất hiện ở nhà tôi nhiều năm, trải qua nhiều thế hệ. Bản thân tôi cũng có chút kiến thức về đồ cổ, cũng thường xuyên đi dạo chợ đồ cổ tìm kiếm vật quý báu, nên tôi cho rằng chiếc bát này không hề tầm thường. Nhưng tôi vẫn muốn một lời khẳng định từ phía chuyên gia, nên mới đem cái bát tham gia chương trình".
Nói xong, Trần đưa cái bát đen bị ví là "bát ăn mày" của mình đến trước mặt chuyên gia. Họ tiến hành kiếm tra tỉ mỉ, thế mà đã phát hiện dưới đáy bát có một họa tiết mờ, hay nói đúng hơn là hình dạng một chiếc lá. Chuyên gia đồng loạt nhìn nhau, vì họ cùng nghĩ đến một thủ pháp tạo hình chén bát gốm sứ thời xa xưa.
Song tất cả cũng chỉ là phỏng đoán, phải kiểm tra nhiều bước chuyên môn hơn mới biết được thật giả. Chuyên gia hỏi ý kiến chàng trai họ Trần rằng liệu họ có được phép đổ nước vào bát không. Trần cảm thấy rất khó hiểu trước yêu cầu của chuyên gia nhưng nghĩ rằng chắc chắn họ có dụng ý nào đó nên đã đồng ý.
Sau khi đổ nước vào bát, họa tiết hình lá bỗng nhiên sáng lấp lánh, những đường gân và viền lá cũng hiện ra thấy rõ, hoàn toàn là một chiếc lá sống động như thật.
Đến đây, chuyên gia lên tiếng: "Từ họa tiết chiếc lá bên trong cái bát, chúng tôi nhận định rằng đây có thể là Mộc diệp trản (chén chiếc lá), giá trị nghệ thuật và lịch sử của thủ pháp làm chén bát này rất to lớn và xa xưa. Trong bảo tàng hiện tại cũng trưng bày một số mẫu vật tương tự".
Được biết, "Mộc diệp trản" là sản phẩm chén gốm sứ, sử dụng thủ pháp đặc biệt là sau khi nung nóng cái chén, nghệ nhân sẽ bỏ vào chiếc lá rồi đổ nước vào, thành phẩm là cái bát tinh xảo có đáy in hình chiếc lá sống động lấp lánh. Thời xưa ở Trung Quốc, chỉ có quý tộc, hoàng thất mới sử dụng loại chén này vì giá trị của chúng rất đắt đỏ. Thời nay, nhiều nơi đã có thể làm được loại chén bát nghệ thuật này, không chỉ là lá, họ còn tạo hình được hoa nhiều cánh. Song sản phẩm chủ yếu dùng để trưng bày, sưu tầm, ít ai dùng làm vật dụng ăn uống, vì nó có giá trị thẩm mỹ cao, giá trị thành tiền cũng lớn.
Nghe vậy, Trần rất vui vì biết "bát cái bang" của mình là vật quý. Thế nhưng chuyên gia lại nói thêm: "Nghệ thuật làm nên cái bát này quả thật rất có giá trị. Song từ xưa, người ta chủ yếu làm Mộc diệp trản, tức cái chén nhỏ có hình chiếc lá, chứ ít ai làm thành cái bát to như vậy. Hơn nữa đây cũng có thể là vật của thời hiện đại. Do đó cần phải kiểm tra chuyên sâu mới biết nó có phải là cổ vật hay không".
Khán giả nghe chuyên gia nói cũng cảm thấy có lỗi với Trần, bởi lẽ nó có thể là bảo vật cấp quốc gia nếu kết quả thẩm định là đồ cổ.
Trần cảm thấy rất tự hào, có thể ngẩng cao đầu rời khỏi trường quay chờ đợi kết quả của chuyên gia, nhưng nếu không phải là đổ cổ cũng không sao, vì cái bát vốn có giá trị không hề nhỏ.