Chất lượng học tập không chỉ đo bằng chỉ số IQ của trẻ mà là yếu tố này

Hiểu Đan
01/04/2023 - 22:18
IQ của một người đương nhiên rất quan trọng, nhưng có phải trẻ IQ cao thì phải học giỏi, trẻ IQ thấp thì nhất định sẽ học kém?

Một cư dân mạng Trung Quốc mới đây đã đăng tải câu hỏi lên diễn đàn thu hút chú ý: "Trẻ em đều viết cùng một bài tập trên lớp và nghe giảng từ cùng một giáo viên, tại sao giữa chúng lại hình thành khoảng cách về thành tích học tập?". Một số người cho rằng đó là sự khác biệt về chỉ số IQ. Cũng có người phản biện, có thể sự chênh lệch này là do con người khác đã tham gia lớp học thêm còn con mình thì chưa.

IQ của một người đương nhiên rất quan trọng, nhưng có phải trẻ IQ cao thì phải học giỏi, trẻ IQ thấp thì nhất định sẽ học kém? Sự thật không hoàn toàn như vậy. 

Cùng một lớp học, cùng một giáo viên giảng dạy, tại sao có học sinh giỏi, học sinh yếu? IQ không phải yếu tố quyết định - Ảnh 1.

Có câu chuyện ngụ ngôn "Người đánh cá thổi sáo" như sau: Cách đây rất lâu, có một ngư dân thổi sáo rất giỏi. Anh ta đến bãi biển với một chiếc lưới đánh cá mới tinh và cây sáo yêu quý của mình, định chinh phục đàn cá bằng tiếng sáo du dương.

Người đánh cá đứng trên một tảng đá lớn, sau đó thổi sáo một cách xuất thần. Vừa thổi, vừa nghĩ: "Khi đàn cá nghe thấy tiếng sáo hay này, nhất định chúng sẽ vui mừng nhảy cẫng lên". Tuy nhiên, người đánh cá tập trung thổi rất lâu, rất lâu mà biển vẫn lặng sóng. Một số ngư dân đi cùng nản lòng đành bỏ sang một bên, quăng chài xuống biển thì lại bắt được nhiều cá.

Nhìn đàn cá nhảy nhót, người ngư dân thổi sáo lau mồ hôi trên trán rồi than thở: "Lũ cá chúng mày thật không biết điều. Ta thổi sáo hay như thế mà các ngươi vẫn không thèm phản ứng. Trong khi ta không thổi nữa thì lại nhảy lên".

Trên thực tế, làm thế nào mà người ngư dân hiểu được hạnh phúc của cá. So với một ngư dân biết thổi sáo, một ngư dân am hiểu nhiều về đặc tính của loài cá tất nhiên sẽ có nhiều thành quả hơn.

Câu chuyện về người đánh cá thổi sáo cho chúng ta thấy một sự thật: Thành công không phải chỉ phụ thuộc vào IQ mà là cách sử dụng IQ ra sao. Tương tự, chất lượng học tập không chỉ đo bằng chỉ số IQ của trẻ, mà là trẻ dành bao nhiêu IQ cho việc học.

Nếu có một đứa trẻ thông minh nhưng chỉ dùng đến một phần ba chỉ số IQ của mình cho việc học, chúng ta chỉ có thể nói rằng đứa trẻ đó có tiềm năng rất lớn. Nếu một đứa trẻ có trí thông minh trung bình nhưng dốc hết tài năng của mình để học tập, điểm số sẽ không tệ hơn so với bạn bè có IQ cao.

Vậy, làm thế nào để cha mẹ có thể để con dồn tâm sức và trí tuệ vào việc học? Nên lưu ý 4 khía cạnh sau:

01. Tìm hiểu động cơ học tập

Một nhóm trẻ em chơi trước nhà của một ông già, đã ồn ào mấy ngày liền như vậy. Cuối cùng một hôm, ông lão thực sự không chịu nổi. Ông đi ra ngoài, đưa cho mỗi đứa trẻ 25 xu và nói: "Mỗi ngày các con ở đây chơi rất nhiệt tình, ông cảm thấy mình trẻ ra rất nhiều. Đây là phần thưởng cảm ơn của ông". Những đứa trẻ vui vẻ nhận tiền, và ngày hôm sau lại xuất hiện chơi ầm ĩ như thường lệ. Ông lão lại ra ngoài, đưa cho mỗi đứa 15 xu, nói: "Ông không có nguồn thu nhập, chỉ có thể cho ít thôi". Các em lại vui vẻ ra về sau khi nhận được.

Ngày thứ ba ông lão chỉ cho mỗi đứa 5 xu. Lúc này, những đứa trẻ luôn vui tươi và lạc quan vô cùng tức giận, chúng nói: "Ông có biết mỗi ngày chúng con làm việc vất vả như thế nào mà chỉ cho 5 xu, quá ít. Chúng con thề sẽ không bao giờ qua nhà ông chơi nữa".

Trong câu chuyện ngụ ngôn này, ông lão sử dụng phương pháp rất đơn giản của mình để âm thầm thay đổi động cơ bên trong của bọn trẻ là "chỉ chơi vì niềm vui của chúng" thành động cơ bên ngoài là "chơi để kiếm xu". Một khi động lực của những phần thưởng bên ngoài không còn nữa thì mong muốn hành động của cá nhân cũng sẽ mất đi.

Cùng một lớp học, cùng một giáo viên giảng dạy, tại sao có học sinh giỏi, học sinh yếu? IQ không phải yếu tố quyết định - Ảnh 2.

Vì vậy, nếu muốn con dành nhiều tâm sức và trí tuệ hơn cho việc học, trước hết cha mẹ cần giúp con hiểu được động cơ học tập của bản thân, lý do con học và chăm chỉ vì điều gì. Thứ hai, không dùng hình thức thưởng phạt bằng lời nói, vật chất để kiểm soát trẻ.

Một khi đứa trẻ có ý thức mạnh mẽ về mục tiêu, lý tưởng và niềm tin trong lòng, tiềm năng của đứa trẻ sẽ được giải phóng vô tận. Trẻ có thể trở thành người xuất chúng mà ngay cả bản thân cũng cảm thấy kinh ngạc.

02. Làm chủ phương pháp học tập

Nhiều đứa trẻ chỉ số thông minh không thấp, chúng chăm chỉ nhưng không có hiệu quả rõ ràng, đây cũng là do thiếu phương pháp học tập đúng đắn.

Mới đầu, trẻ sẽ bối rối với bài tập về nhà, không biết nên bắt đầu từ đâu. Phụ huynh hãy chỉ cho trẻ từng bước hoàn thành một bài tập cụ thể và giải thích về hậu quả của việc không tuân theo hướng dẫn đó. Bạn cũng có thể viết các bước cần thiết ra tờ giấy ghi chú và dán lên bàn học để trẻ dễ nhớ.

Phụ huynh không nên xem bài tập về nhà của con là trách nhiệm của mình. Hình thành thói quen học tập lúc 7 tuổi dễ hơn lúc 12 tuổi. Vai trò của phụ huynh nên dừng ở mức hướng dẫn và hỗ trợ. Nếu bài tập quá khó, bố mẹ có thể gợi ý cách giải, nhưng đừng làm từ đầu đến cuối.

Nếu kiểm tra vở bài tập và phát hiện con làm sai, bạn hãy để con tự sửa lại, đừng chỉ ra đáp án đúng ngay lập tức. Trẻ có thể làm sai nhưng điều quan trọng hơn là bạn đang xây dựng tinh thần trách nhiệm cho chúng. Điểm số khi đó cũng sẽ thực chất hơn.

Trẻ em sử dụng thái độ nào để đối mặt với việc học sẽ tạo ra các phương pháp học tập khác nhau và kết quả cuối cùng cũng sẽ khác nhau. Đồng hành nhưng không quá tạo áp lực, cho con vừa học vừa chơi, động viên con kịp lúc, cha mẹ sẽ không lo con đường học tập của con sau này chông chênh nữa.

Cùng một lớp học, cùng một giáo viên giảng dạy, tại sao có học sinh giỏi, học sinh yếu? IQ không phải yếu tố quyết định - Ảnh 3.

03. Cải thiện khả năng chống lại thất bại

Không đạt được kết quả như mong muốn, không vượt qua được một kỳ thi nào đó, tất nhiên là điều đứa trẻ nào mong muốn. Hãy nói với con, một lần không thành công không có nghĩa là cả quá trình sẽ thất bại, quan trọng là chúng ta rút ra được những bài học, những điểm còn thiếu sót của bản thân và không ngừng nỗ lực.

Có thể lượng kiến thức cần được nâng cao và rèn luyện thêm. Qua đây con cũng sẽ nhìn nhận đúng ngưỡng kiến thức mình đang có. Bên cạnh đó, sẽ có những thay đổi về phương pháp học tập để việc học hiệu quả hơn, có những cải thiện đáng kể. 

Nhiều đứa trẻ có khả năng chịu áp lực rất thấp. Chỉ cần gặp một chút khó khăn là trẻ lập tức than thở, chùn bước, không dám đối diện. Nhiều trẻ rơi vào trạng thái sốc tinh thần khi gặp thất bại, thậm chí lựa chọn kết thúc cuộc đời mình vì không thể chịu đựng. Khả năng chống thất bại mạnh mẽ là điều không thể thiếu đằng sau những đứa trẻ xuất sắc và thành công.

Khi thấy trẻ chán nản, áp lực, nhụt chí, cha mẹ nên khuyến khích trẻ không nên tự trách bản thân. Thay vào đó, cần quan tâm giải thích đúng đắn, tích cực tư vấn, cải thiện những cảm xúc tiêu cực của con và giúp con tìm ra lý do để tránh lặp lại trong tương lai. Hãy giải thích để trẻ hiểu rằng thế giới xung quanh rất tươi đẹp và thất bại là điều mà ai cũng gặp. Điều trẻ cần làm là không sợ hãi, không nản chí, dũng cảm đối mặt. Đây là thái độ cơ bản để giành chiến thắng.

Có thể đưa trẻ tham gia một số môn thể thao và thử thách khó khăn, từ việc rèn luyện tính kiên cường và có ý chí mạnh mẽ hơn.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm