pnvnonline@phunuvietnam.vn
Chảy máu mũi mùa đông - Tuyệt đối không nên xem thường!
Nhìn chung thì việc chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam là điều khá phổ biến và xu hướng thường xảy ra đối với người trưởng thành từ 50 - 80 tuổi, nhưng người trẻ vẫn có thể bị. Trong một vài trường hợp thì chảy máu cam có thể xuất phát từ những nguyên nhân như dị nguyên bao gồm khói bụi ô nhiễm, phấn hoa,... hay nhiễm trùng, do tác động từ việc ngoáy mũi,...
Bên cạnh đó thì việc sử dụng thuốc chống đông máu cũng có thể làm tăng nguy cơ bị chảy máu mũi. Vậy chảy máu mũi vào mùa đông có gì khác biệt không? Đối phó như thế nào? Có phòng tránh được không?
1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu mũi vào mùa đông
- Do độ ẩm không khí xuống thấp
Nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng chảy máu mũi vào mùa đông là do độ ẩm thấp dưới sự tác động của không khí lạnh ở bên ngoài và nhiệt độ nóng trong phòng có thể khiến cho lớp niêm mạc mũi bị khô và nứt ra. Từ đó gây ra hiện tượng chảy máu mũi.
Hay nói cách khác, khi độ ẩm giảm xuống thấp hơn trong mùa đông, đặc biệt là với những nơi có sử dụng lò sưởi, máy sưởi, các mạch máu li ti (mao mạch) nằm trên niêm mạc mũi (khi đó đã bị khô và dễ tổn thương) sẽ bị vỡ ra. Chính điều này thường dẫn tới một vòng luẩn quẩn là chảy máu mũi, liền, đóng vảy và bong ra rồi lại chảy máu.
Lúc này chỉ cần một cơn ho, một cơn hắt xì, xì mũi hay sự tác động của móng tay sắc chạm vào các mao mạch sẽ vỡ ra ngay lập tức. Ngoài ra thì thuốc xịt mũi steroid hay việc làm loãng máu (người đang sử dụng thuốc chống đông máu) cũng làm tăng nguy cơ bị chảy máu cam mùa đông nhiều hơn.
Các mao mạch này mang ít máu nên tình trạng xuất huyết thường không nguy hiểm và có thể kiểm soát được.
- Do bệnh lý
Các bệnh như tăng huyết áp, cảm lạnh thông thường, viêm mũi, viêm xoang, rối loạn vận mạch, mũi tiếp xúc với bui và nấm mốc cũng có thể khiến cho mũi dễ bị viêm hơn từ đó gây ra tình trạng giãn nở mạch máu mũi, niêm mạc mũi lúc này lại bị kích thích và bị chảy máu.
- Các nguyên nhân khác
Có thói quen như ngoáy mũi, day mũi hoặc gãi mũi, vệ sinh mũi kém cũng làm tăng nguy cơ chảy máu mũi hơn.
2. Đối phó như thế nào khi bị mùa đông bị chảy máu mũi?
Khi bị chảy máu mũi bạn nên ngay lập tức làm những điều sau:
- Nghiêng người về phía trước để máu không bị chảy xuống cổ họng của bạn. Trong trường hợp máu đã chảy xuống miệng thì đừng nuốt nó và hãy nhổ nó ra ngoài. Ấn chặt.
- Nhẹ nhàng xì mũi
- Véo phần mềm trên mũi trong 10 phút.
Nếu như máu vẫn không ngừng chảy hãy lặp lại bước này. Ngoài ra thì bạn có thể lấy một túi nước đá để chườm vùng gốc của sống mũi đang bị chảy.
Đa số những trường hợp bị chảy máu mũi đều có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên trong trường hợp máu chảy không ngừng và liên tục thì hãy tới cơ sở y tế để được các bác sĩ can thiệp sớm.
3. Hiện tượng này có phòng ngừa được không?
Việc bị chảy máu mũi mùa đông hoàn toàn có thể phòng ngừa và giảm thiểu được nguy cơ. Nguyên tắc chính vấn là tạo độ ẩm cho không khí mà bạn hít vào.
Bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:
- Dưỡng ẩm cho mũi
Bôi một chút vaseline hay kem dưỡng ẩm mua tại hiệu thuốc vào mũi của bạn khoảng từ 1-2 lần mỗi ngày.
- Vệ sinh mũi sạch sẽ
Điều này giúp mũi sạch và thông thoáng hơn. Tuy nhiên không nên xì mũi quá nhiều tránh niêm mạc mũi bị tổn thương và kích thích. Hãy xì thật nhẹ nhàng với khăn giấy mềm. Dung dịch vệ sinh muối có thể là nước muối biển hoặc gel hòa tan ược trong nước.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm
Một chiếc máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ sẽ giúp không khí trong phòng ẩm ơn đồng thời niêm mạc mũi cũng sẽ không bị khô.
Lưu ý máy tạo độ ẩm cũng cần phải được làm sạch thường xuyên.
- Tránh ăn đồ ăn cay
Do nhóm thực phẩm này có chứa chất kích thích gây chảy máu mũi. Bên cạnh đó những thực phẩm có thể khiến bạn bị dị ứng cũng không nên ăn.
- Hạn chế sử dụng thuốc hít qua mũi
Các loại thuốc xịt mũi chống xung huyết có thể giảm triệu chứng của bệnh cảm lạnh và cảm cúm nhưng lại dễ gây ra hiện tượng kích ứng niêm mạc mũi dẫn tới chảy máu mũi.
- Đừng ngoáy mũi
- Hạn chế các hoạt động thể thao mạnh mẽ
Nếu như bạn bị chảy máu mũi thì tốt nhất hãy tránh xa các hoạt động mang tính chất thể mực mạnh mẽ như chạy, bơi lội. Điều này có thể khiến việc bị chảy máu mũi quay trở lại.
- Hạn chế ra ngoài khi trời lạnh
Nếu như bạn bắt buộc phải ra ngoài thì tốt nhất nên giữ ấm cho vùng cổ, cho vùng họng và vùng mũi để có thể tránh cho việc không khí lạnh tràn vào mũi và làm khô niêm mạc mũi.
- Không nên dùng các máy sưởi và máy điều hòa quá nhiều (trên 2 giờ)
- Uống thêm nhiều nước
Nước lọc cũng có có khả năng giúp làm mềm, làm ẩm và làm ấm mũi cũng như cơ thể vô cùng hiệu quả.