Chỉ bằng 4 câu tự vấn là biết đã đến lúc 'nhảy' việc

07/05/2016 - 22:05
Đến một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, bạn sẽ phải suy nghĩ về bước tiếp theo trong sự nghiệp. Và để biết được khi nào thực hiện bước tiếp theo là cần thiết, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi dưới đây.
4-dau-hieu-cho-thay-ban-muon-doi-viec-1.jpg

“Tôi đang chán?”

Nếu câu trả lời là “có” thì hiển nhiên quyết định ra đi là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn không nên quyết định quá vội, cũng không nên đột ngột hỏi bản thân điều này. Hãy xây dựng sự đam mê và tìm điều lôi cuốn bạn trong công việc bằng cách tự hỏi mình mỗi ngày: (1) Hôm nay bản thân đã làm tốt việc gì? (2)Hôm nay bản thân chưa làm được việc gì? (3) Tiếp theo tôi muốn làm gì?. Chỉ có bạn mới biết được khi nào bản thân cần phải đổi việc, tuy nhiên không phải cứ đổi việc là cách tốt nhất. Vì vậy những câu hỏi trên sẽ giúp bạn tập trung hơn vào độ hài lòng của bạn và mục tiêu của bạn trong công việc.

4-dau-hieu-cho-thay-ban-muon-doi-viec.jpg

“Tôi bực bội?”

Ví dụ như, bạn đã phải gắn bó với công việc trợ lý một quãng thời gian quá dài. Bạn cảm thấy mệt mỏi với lịch làm việc dày đặc đến mức chẳng còn thời gian cho bản thân. Bạn bắt đầu xuất hiện những triệu chứng kiệt sức và căng thẳng dồn dập. Sự ức chế tích tụ ngày càng nhiều khiến bạn như muốn nổ tung. Bạn cảm thấy quá áp lực. Đây là lúc bạn cần một môi trường làm việc mới.

4-dau-hieu-cho-thay-ban-muon-doi-viec-3.jpg

“Tôi đã thực sự sử dụng thời gian của mình một cách hiệu quả ?”

Bạn thấy những người đồng nghiệp của mình dần dần đã được thăng chức hay họ quyết định rời đi để tìm một công việc mới. Bạn tính được họ mất bao lâu để được thẳng chức hay đưa ra quyết định rời đi. Và bạn soi lại bản thân, bạn vẫn đứng tại chỗ. Đây chính là thời điểm bạn cần phải đưa ra quyết định cho bản thân. Bạn nên liên hệ với cấp trên để biết được tại sao mình chưa được thăng tiến. Cũng đừng quên nói với họ về mục tiêu phát triển lâu dài của bạn. Trong cuộc trao đổi, hãy chắc chắn rằng bạn nắm rõ những yêu cầu và mong đợi của sếp ở bạn. Nếu bạn thực hiện những điều đó và không nhận lại bất kỳ phản hồi tiêu cực nào, tuy nhiên sau một khoảng thời gian như bao đồng nghiệp khác, bạn vẫn dậm chân tại chỗ, thì tốt nhất bạn nên tìm hiểu và suy nghĩ lại về công việc này.

4-dau-hieu-cho-thay-ban-muon-doi-viec-2.jpg

“Mục tiêu của tôi có đi đúng hướng?”

Có một sự khác biệt rất lớn giữa việc đặt ra mục tiêu và thực hiện chúng. Để có một bước thăng tiến vững chắc trong công việc thì đầu tiên điều trên phải trở thành mục tiêu cuối cùng của bạn. Thứ hai, bạn cần phải nắm rõ bản chất công việc, yêu cầu và trách nhiệm trong công việc này. Thứ ba, hãy lưu lại những thành công của bạn trong công việc để có thể cho sếp bạn thấy, bạn xứng đáng với một vị trí cao hơn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm