Chị chủ nhiệm biến rơm mục thành tiền

22/04/2016 - 08:00
Nhìn những bọc rơm mục, không ai ngờ nó thu về cho chị gia đình chị Hiệp một số tiền ấn tượng 500.000 đồng/ngày, bất ngờ hơn nữa lại được làm từ những thứ vô giá trị rải rác trên khắp các con đường liên thôn.

“Trong cuộc vận động thực hiện gia đình 5 không 3 sạch của Hội LHPN, vấn đề sạch ngõ về vụ mùa thật khó khăn. Người dân có thói quen gặt lúa rồi đem lên đường tuốt lấy thóc rồi bỏ rơm lại, vừa ùn tắc  giao thông vừa mất cảnh quan môi trường”, chị Vi Thị Hiệp – Chủ nhiệm tổ liên kết trồng nấm xã Chiên Sơn (huyện Sơn Động, Bắc Giang) chia sẻ.

 Năm 2013 chị tham gia lớp tập huấn trồng nấm do Hội LHPN huyện phối hợp với trung tâm dạy nghề Ánh Tuyết, tổ chức. Tất cả các loại nấm đều có thể sử dụng nguyên liệu là rơm, những thứ mà nông dân ta vẫn vứt đầy rẫy trên các con đường mà chị đang cố gắng vận động hội viên đi dọn vệ sinh. Chị vận động chồng, con đi thu gom rơm ở các tụ điểm khu vực gần nhà chị, đem về nhà ủ thành đống. Mọi người trong nhà đều không hiểu chị làm gì, chỉ sau khi những món ăn đầu tiên được làm từ sản phẩm chị nỗ lực làm ra thì cả nhà mới biết đó chính là nấm được trồng trên những bọc rơm. Sản phẩm của chị ngoài phục vụ gia đình còn là sản phẩm bán mới mẻ trong xã, được nhiều gia đình ủng hộ. Không dừng lại ở đó, thị thấy đầu tư vào sản xuất nấm, vốn đầu tư ít, rủi ro hầu như không có, sản phẩm chị làm ra không kịp đáp ứng nhu cầu thị trường, chị bắt đầu hướng dẫn cho hội viên của mình cách thực hiện, nhiều gia đình hội viên khó khăn, chị sẵn sàng hỗ trợ giống ban đầu cho hội viên.

Khi có nhiều hộ gia đình tham gia trồng nấm, sản phẩm nhiều lên, khó khăn bắt đầu ập đến, chỗ thiếu, chỗ thừa, giá cả bấp bênh, các hộ trồng nầm đôi khi thu hoạch không tiêu thụ được lại đem cho anh em, hàng xóm, có hộ còn nấu cho lợn, hoặc vất đi. Khó khăn hơn khi hàng loạt nấm Trung Quốc ngập tràn thị trường gây hoang mang cho người tiêu dùng. Mô hình nấm có nguy cơ giải thế, bao nhiêu công sức vận động, học tập tiền và thời gian chuẩn bị đổ sông, đổ biển.

 Nấm trồng của tổ liên kết

Khi nhận được kế hoạch hướng dẫn thành lập các mô hình liên kết, chị nghiên cứu và quyết định thành lập tổ liên kết trồng nấm xã Chiên Sơn với 12 thành viên tham gia. Từ khi thành lập tổ liên kết trồng nấm đã đưa vào thì trường sản phẩm nấm mang thương hiệu của xã, sản phầm được các nhà hàng ăn uống từ Lục Nam về Sơn Động và sang của huyện Ba Chẽ, Tân Dân của Quảng Ninh…tổ liên kết trồng nầm dần đi vào ổn định. Anh Thắm một trong những thành viên của mô hình cho biết: "Trung bình mỗi năm, gia đình sản xuất được 1,7 tấn nấm sò và 2,1 tạ nấm rơm, 2 tạ nấm mộc nhĩ. Hàng năm, sau trừ chi phí, tôi lãi khoảng 50 triệu đồng”.

 Chị Vi Thị Hiệp – Chủ nhiệm Tổ liên kết cho biết, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục phối hợp với Hội LHPN xã tranh thủ các lớp dạy nghề trồng nấm trong cụm để vận động hội viên, phụ nữ học nghề, tham gia mô hình nhằm tăng số hộ liên kết trồng nấm. Phối hợp cùng Hội LHPN xã vận động các cấp, các ngành hỗ trợ vốn, dự án nhằm tạo ra nhiều sản phẩm kết nối doanh nghiệp tìm thị trường đầu ra ổn định cho tổ liên kết; thường xuyên gắn kết với các ngành chức năng kịp thời phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật để mô hình mang tính khả thi, bền vững, đạt hiệu quả cao trong sản xuất.

 Chị Hiệp chăm sóc nấm linh chi

Ông Hứa Văn Hợi - chủ tịch UBND xã Chiên Sơn - cho biết: "Xã Chiên Sơn có trên 150 ha lúa, người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Mô hình trồng nấm rơm đã góp phần tăng thu nhập cho người dân. Trong thời gian tới, chúng tôi quan tâm phát triển mở rộng mô hình trồng nấm vì giúp  tạo việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân”.

Mô hình trồng nấm từ nguồn nguyên liệu rơm, rạ góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người dân. Ở những địa phương có diện tích trồng lúa lớn đều có thể áp dụng. Tuy nhiên, để mở rộng mô hình, cần xây dựng tổ liên kết trồng nấm đồng thời nông dân cũng cần được hỗ trợ vốn, kỹ thuật và đặc biệt là tạo thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm