Chỉ còn 1/7 nhà báo nữ Afghanistan được làm việc dưới thời Taliban

PV
02/09/2021 - 06:15
Chỉ còn 1/7 nhà báo nữ Afghanistan được làm việc dưới thời Taliban
Theo khảo sát của nhóm phóng viên Sans Frontières (RSF), trong số 700 nhà báo nữ ở thủ đô Kabul (Afghanistan), chỉ dưới 100 người vẫn đang làm việc. Những người còn lại phải làm việc ở nhà, bị tấn công và quấy rối.

Tại Afghanistan, nhiều nhà báo nữ bị buộc thôi việc và phải ở nhà. Điều này hoàn toàn trái ngược với lời hứa của Taliban rằng họ sẽ cho phép phụ nữ tiếp tục làm việc và tôn trọng quyền tự do báo chí. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, trong số 700 nhà báo nữ ở Afghanistan, chỉ dưới 100 người được tiếp tục làm việc.

Từ khi Taliban lên nắm quyền ngày 15/8, nhiều cơ quan truyền thông thuộc sở hữu tư nhân phải ngừng hoạt động. Tình trạng tương tự xảy ra ở các tỉnh khác của Afghanistan. 

Chỉ còn 1/7 nhà báo nữ Afghanistan được làm việc dưới thời Taliban

Nhà báo Beheshta Arghand rời Addghanistan

Cuộc phỏng vấn của Beheshta Arghand - Nữ nhà báo của đài TOLO rời Afghanistan với phát ngôn viên của Taliban Mawlawi Abdulhaq Hemad ngày 17/8 thu hút chú ý của khắp thế giới. 2 ngày sau, cô tiếp tục gây ấn tượng bằng bài phỏng vấn Malala Yousafzai, nhà hoạt động sống sót sau vụ ám sát của Taliban. TOLO mô tả đây là lần đầu Yousafzai được phỏng vấn trên truyền hình Afghanistan. Arghand là người tiên phong nhưng công việc sau đó của cô bị đóng băng. Cô quyết định rời Afghanistan bởi e ngại những nguy hiểm mà nhiều nhà báo phải đối mặt. Arghand hy vọng sẽ có ngày trở lại đất nước. "Nếu Taliban làm đúng những gì đã nói, đã hứa và tình hình tốt hơn, tôi cảm thấy mình an toàn và không còn bị đe dọa, tôi sẽ trở lại quê hương, làm việc cho đất nước, cho người dân quê tôi", Arghand nói.

RSF chỉ trích hành động này là nỗ lực bịt miệng tất cả phụ nữ trên đất nước. Ông Christophe Deloire - Tổng thư ký của RSF nói: "Một số ít nhà báo nữ vẫn làm việc tại nhà. Tuy nhiên, điều này không thể so sánh với năm 2020 khi hơn 1.700 phụ nữ làm việc cho các hãng truyền thông ở 3 tỉnh Kabul, Herat và Balkh".

Chỉ còn 1/7 nhà báo nữ Afghanistan được làm việc dưới thời Taliban

Một cuộc họp báo của Taliban

"Thái độ của Taliban đối với những quyền cơ bản của phụ nữ, bao gồm các nhà báo nữ, là một vấn đề then chốt. Các nhà báo nữ phải tiếp tục được làm việc mà không bị quấy rối vì đó là quyền cơ bản, là sinh kế và là tiếng nói của họ trên truyền thông. Chúng tôi kêu gọi giới lãnh đạo Taliban lập tức đảm bảo quyền tự do và an toàn của các nhà báo nữ", ông Deloire tuyên bố.

Vài ngày sau khi tiến vào thủ đô Kabul, Taliban đã cấm sóng hai người dẫn chương trình là bà Khadija Amin và bà Shabnam Dawra. Sau đó, một người đàn ông đã thay thế bà Amin trên sóng truyền hình.

Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo của Mỹ (CPJ) cũng kêu gọi Taliban ngừng quấy rối, tấn công các nữ nhà báo. Ông Steven Butler, điều phối viên chương trình Châu Á của CPJ, cho biết: "Việc cấm sóng những người dẫn chương trình là dấu hiệu đáng ngại, cho thấy giới cầm quyền Taliban không giữ lời hứa tôn trọng phụ nữ trên phương tiện truyền thông hay ở những nơi khác".

Chỉ còn 1/7 nhà báo nữ Afghanistan được làm việc dưới thời Taliban

Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet


Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet cho biết, bà đã nhận được một thông báo đáng tin cậy nói rằng, lực lượng Taliban ở Afghanistan đã vi phạm nghiêm trọng những cam kết mà nhóm này đặt ra. Bà Michelle Bachelet kêu gọi Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc tổ chức họp khẩn theo yêu cầu của Pakistan và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, nhằm thiết lập một cơ chế giám sát hoạt động của Taliban. Theo bà, ưu tiên của cơ chế chính là đặt ra lằn ranh giới đỏ đối với lực lượng Taliban khi hành xử đối với phụ nữ và trẻ em gái; tôn trọng quyền tự do, tự do đi lại, giáo dục, việc làm…

Nguồn: Guardian, NYT
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm