Thấy vậy, con lập tức đứng về phía anh trai: “Đúng đấy. Chẳng giống quần của teen gì cả”. Nói vậy nhưng anh vẫn phải mặc vì chẳng có cái nào mới hơn.
Hơn một năm sau, con lại trở thành chủ nhân của chiếc quần ấy. Chỉ khác là mẹ đã nhờ cô thợ may khéo tay cuối xóm lộn ngược lại, thành ra chiếc quần của con phía trên cũng còn khá đẹp nhưng dưới hai gấu quần lại phải đúp một miếng vải vì vốn nó đã bị anh con mặc đến bạc màu.
Quê mình vốn là làng thuần nông, mẹ cũng chẳng thể xoay sở với nghề khác được. Bốn năm trước, bố đột ngột ra đi sau một tai nạn giao thông, từ ngày đó mọi gánh nặng cơm áo đều dồn lên đôi vai của mẹ. Dẫu khó khăn là vậy nhưng mẹ vẫn cố gắng để anh em con mỗi năm có được một hai bộ quần áo mới đến trường.
Chúng con đều đang tuổi ăn, tuổi lớn nên mỗi lần may quần áo mới cho hai anh em, mẹ đều nói nhỏ với cô thợ nhớ may rộng hơn và dài thêm vài gấu. Vậy nên mỗi lần mặc chiếc quần mới, anh em con đều phải xắn lên.
Một điều đặc biệt hơn chắc chỉ có ở nhà mình là quần của anh trai trước sau gì cũng sẽ là của em gái, bởi để tận dụng được, mẹ đã nghĩ ra cách may dự phòng ấy.
Chúng con đều đang tuổi ăn, tuổi lớn nên mỗi lần may quần áo mới cho hai anh em, mẹ đều nói nhỏ với cô thợ nhớ may rộng hơn và dài thêm vài gấu. Ảnh minh họa: Internet |
Đạt giải Nhất trong cuộc thi viết báo tường do nhà trường tổ chức. Ngày nhận được phần thưởng 100 nghìn đồng, con đã nghĩ ngay đến việc tự mua cho mình một bộ quần áo mới. Rủ đứa bạn thân ra chợ huyện, con ngập ngừng bước đến hàng vải.
Bỗng con ngạc nhiên vì người bán hàng đang đứng trước mặt con là một người bạn của mẹ, trông cô thật rạng rỡ và trẻ trung trong chiếc áo màu tím hoa cà. Mắt con rưng rưng nghĩ đến khuôn mặt hằn sâu nỗi vất vả của mẹ.
Có lẽ cũng ngần ấy thời gian kể từ ngày bố đi xa, mẹ chưa có thêm một bộ quần áo mới. Trong nỗi niềm miên man ấy, con bỗng thấy dáng mẹ hiện lên cũng rạng ngời với chiếc áo màu hoa cà sau cánh cổng tre khi đón chúng con đi học về.