Chớ biến trẻ con thành 'quân bài' của người lớn

10/09/2018 - 20:35
Khi chị gọi về hỏi thăm con thì y như rằng thằng bé chỉ nói được một, hai câu là bỏ bẵng mẹ vì xung quanh có bao nhiêu thứ đồ chơi. Ông bà thì chiều cháu, cháu muốn gì cũng đáp ứng. Trẻ con được cưng nựng, thỏa mãn cái tôi cá nhân nên trong thoáng chốc không muốn nói chuyện với bố mẹ nữa.
Qua video call, chúng tôi nghe được đầu bên kia, bố mẹ chồng chị nói với người hàng xóm bằng giọng của người chiến thắng: “Đấy, nó có thèm nhớ mẹ đâu, ở với ông bà thì nó chẳng bao giờ đòi về với mẹ. Thế mà con mẹ còn cứ liên tục gọi hỏi sợ ông bà không chăm được cháu đấy. Gọi mà thằng bé có thèm nói gì đâu?”.
 
Ở phía bên này, chị buông điện thoại xuống, mặt thẫn thờ, thất vọng sau khi nhìn thằng bé đang say mê chơi điện tử trong lòng bà và phớt lờ câu hỏi của mẹ. Bố mẹ chồng chị không hề nhắc cháu phải trả lời xong câu hỏi của mẹ, bởi chính họ đang thích cách hành xử đó, chỉ đơn giản vì chứng tỏ họ đang “chiếm giữ” được trái tim đứa bé hơn.
kids.jpg
Ảnh minh họa

 

Cuộc gọi kết thúc, chị bấm máy gọi chồng để “thương thảo” việc về ông bà nội đón con lên. Thực ra, chị không muốn con ở lại với ông bà lâu nhưng lần nào về, bố mẹ chồng chị cũng nài nỉ để cháu ở lại chơi. Thế rồi lần nào cũng như lần nào, khi chị gọi về hỏi thăm con thì y như rằng thằng bé chỉ nói được một, hai câu là bỏ bẵng mẹ vì xung quanh có bao nhiêu thứ đồ chơi.
 
Ông bà thì chiều cháu, cháu muốn gì cũng đáp ứng. Trẻ con được cưng nựng, thỏa mãn cái tôi cá nhân nên trong thoáng chốc không muốn nói chuyện với bố mẹ nữa. Những lúc ấy, bố mẹ chồng chị lại nói rằng: “Đấy nó có thèm nhớ mẹ đâu”, “Ở với ông bà, chẳng khi nào nó đòi về với mẹ”, “Đã bảo nó thích ở ông với bà, chỉ ông bà mới yêu thương nó nhất”...
 
Có khi ông bà còn vui vì cháu “biết cãi” mẹ vì “đấy, nó có nghe lời con mẹ đâu”. Điều đó có nghĩa ông bà thấy hả hê vì con dâu không được cháu yêu quý. Điều đó để ngầm thông báo với xung quanh rằng ông bà đã thắng con dâu vì có được tình yêu thương của đứa cháu.
 
Nhiều lần chị nói với chồng về việc không thể để ông bà mang những thứ trò chơi gây hại ra để “dụ dỗ” cháu được. Chị cũng nói về tác hại của việc cho trẻ xem ti vi nhiều, ăn kẹo ngọt nhiều, chơi điện tử nhiều với bố mẹ chồng. Nhưng lần nào chị cũng bị phản ứng lại: “Bố mẹ có cho chơi nhiều đâu. Mà bọn trẻ nhà khác vẫn chơi có sao đâu”. Thế rồi, ông bà nói với con trai rằng vì con dâu ghen tỵ không được con trai yêu như ông bà nên mới sinh chuyện.
 
Mọi cuộc chiến đều dẫn đến làm tổn thương nhau. Nhưng cuộc chiến này không chỉ mang lại đau thương cho người lớn mà còn là mang trái đắng đổ vào con trẻ. Những đứa trẻ trong trường hợp này có thực sự nhận được yêu thương để lớn lên, hay chúng chỉ là “vật hiến thân”, “là quân bài” để người lớn phân tranh thắng thua với nhau?

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm