Nhiều người Việt có tâm lý “sính ngoại” đang lấy làm hồ hởi khi từ đầu năm nay đã có thêm 1.715 dòng thuế nhập khẩu giảm từ 5% về 0%, bao gồm rất nhiều mặt hàng thuộc ngành nông nghiệp, bánh kẹo, thịt gia súc, gia cầm… Để tăng cường sức hấp dẫn đối với khách hàng, nhiều nhà bán lẻ nước ngoài đang ráo riết thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng với hàng loạt hình thức khuyến mãi, giảm giá...
Ví dụ, Lotte Mart cam kết triển khai khuyến mãi "giá sốc cuối tuần" giảm giá đến 49% nhiều mặt hàng; cam kết hơn 2.000 sản phẩm nhập khẩu và nhãn hàng riêng của Lotte Mart từ Nhật Bản, Hàn Quốc; cam kết hơn 1.000 mặt hàng tươi sống đạt tiêu chuẩn VietGAP, HACCP…
Với phương châm “giá rẻ cho mọi nhà”, bên cạnh cam kết giá chiến lược dài hạn được triển khai trên toàn quốc từ cuối năm 2014, hệ thống Big C tiếp tục triển khai "cam kết khóa giá" để góp phần bình ổn thị trường, cải thiện sức mua và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…
Ví dụ, Lotte Mart cam kết triển khai khuyến mãi "giá sốc cuối tuần" giảm giá đến 49% nhiều mặt hàng; cam kết hơn 2.000 sản phẩm nhập khẩu và nhãn hàng riêng của Lotte Mart từ Nhật Bản, Hàn Quốc; cam kết hơn 1.000 mặt hàng tươi sống đạt tiêu chuẩn VietGAP, HACCP…
Với phương châm “giá rẻ cho mọi nhà”, bên cạnh cam kết giá chiến lược dài hạn được triển khai trên toàn quốc từ cuối năm 2014, hệ thống Big C tiếp tục triển khai "cam kết khóa giá" để góp phần bình ổn thị trường, cải thiện sức mua và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…
Mua hàng ngoại thì phải “đáng đồng tiền bát gạo”, còn mua hàng trong nước thì tránh mua nhầm “của rẻ là của ôi”
Theo nhận xét của một số người tiêu dùng, giá nhiều mặt hàng ngoại nhập đã giảm đáng kể so với vài tháng trước, số lượng chủng loại hàng hóa cũng phong phú, đa dạng hơn nhiều. Tuy nhiên, mặt bằng giá hiện vẫn cao hơn so với hàng sản xuất trong nước, trong khi chất lượng nhiều mặt hàng thì tương đương.
Do đó, đây là lúc mà người tiêu dùng cần hết sức tỉnh táo, thận trọng khi lựa chọn các sản phẩm, làm sao khi quyết định mua hàng ngoại thì phải “đáng đồng tiền bát gạo”, còn nếu chọn mua những mặt hàng trong nước sản xuất thì cũng phải đảm bảo chất lượng, tránh mua nhầm “của rẻ là của ôi”.
Do đó, đây là lúc mà người tiêu dùng cần hết sức tỉnh táo, thận trọng khi lựa chọn các sản phẩm, làm sao khi quyết định mua hàng ngoại thì phải “đáng đồng tiền bát gạo”, còn nếu chọn mua những mặt hàng trong nước sản xuất thì cũng phải đảm bảo chất lượng, tránh mua nhầm “của rẻ là của ôi”.
Theo các đơn vị bán lẻ, khi thuế suất cắt giảm còn 0% thì hàng hóa các nước sẽ vào nhiều, người tiêu dùng được lợi là có nhiều cơ hội chọn lựa sản phẩm, dùng thử sản phẩm… Tuy nhiên, người tiêu dùng có quyết định mua lần thứ 2 hay không mới là điều quan trọng.
Bên cạnh đó, hệ thống bán lẻ còn nghiên cứu sản phẩm nào phù hợp với đối tượng khách hàng của mình thì mới nhập hàng về. Vì thế, hàng giá rẻ chưa phải là điều kiện quyết định mà phải là mặt hàng nào bán được mới nhập để bán. Điều này cho thấy, người tiêu dùng mới chính là lực lượng có tiếng nói quyết định trên thị trường.
Bên cạnh đó, hệ thống bán lẻ còn nghiên cứu sản phẩm nào phù hợp với đối tượng khách hàng của mình thì mới nhập hàng về. Vì thế, hàng giá rẻ chưa phải là điều kiện quyết định mà phải là mặt hàng nào bán được mới nhập để bán. Điều này cho thấy, người tiêu dùng mới chính là lực lượng có tiếng nói quyết định trên thị trường.
Với “quyền lực” đó, người tiêu dùng nên cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong mua sắm, không từ chối việc hưởng lợi từ chính sách cắt giảm thuế quan, song cũng cần ủng hộ để giúp các nhà sản xuất trong nước tiêu thụ sản phẩm, qua đó góp phần ổn định và kích thích tăng trưởng kinh tế đất nước.