Chọn kem chống nắng mùa hè nắng nóng kỷ lục

10/05/2016 - 16:00
Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng kỷ lục, vì vậy kem chống nắng sẽ là vật bất ly thân của phái đẹp, không chỉ khi đi biển.

Để chọn được loại kem chống nắng tốt và hợp với mình nhất, trước hết bạn nên biết kem chống nắng thường có hai loại: Sunblock và sunscreen.

Sunblock – kem chống nắng vật lý: Có tác dụng ngăn cản tia UV hấp thụ vào da bằng các chất Zinc Oxide hoặc Titanium Oxide, giúp ngăn chặn tác hại của tia UVB và một phần tia UVA, có. Ưu điểm là tác dụng kéo dài, hợp với da trẻ em và da nhạy cảm. Khuyết điểm là ít tiệp với màu da, dễ làm da bị trắng bệch và nhờn.

Sunscreen – kem chống nắng hóa học: Có tác dụng giúp da ngăn các tia UVA và UVB, thường tiệp màu da nên thẩm mỹ hơn, nhưng dễ gây kích ứng và tác dụng ngắn hơn sunblock. Sau vài tiếng bạn sẽ phải bôi lại 1 lần.

Với các loại tia UV, có 3 loại tia UV chính là UVA, UVB và UVC. Trong đó, UVA xuyên được qua tất cả các lớp da xuống tận hạ bì, phá huỷ collagen và elastin (một loại protein tương tự như collagen) gây lão hoá da, rất nguy hiểm, tác động lên da ngay cả những ngày trời râm mát; UVB: Có năng lượng cao và gây hại nhiều. Gây sạm đen da, cháy nắng, bỏng nắng, ung thư da; UVC là nguy hiểm nhất, nhưng đã được tầng ozon hấp thụ gần hết.

 Chỉ số SPF của kem chống nắng trong thực tế thường không đạt 100% như ghi trên bao bì.

Trên mỗi tuýp kem chống nắng luôn có các thông số về công dụng của từng loại. Chỉ số SPF (sun protection factor) là chỉ số thể hiện khoảng thời gian có thể bảo vệ da trên kem chống nắng. 1 độ SPF biểu thị thời gian kem có khả năng lọc tia tử ngoại tối đa trong môi trường ngoài trời 15 phút. Tuy nhiên tùy điều kiện thực tế, mà hiệu quả của kem chống nắng chỉ khoảng 50-60% so với lý thuyết. SPF càng cao thì thời gian bảo vệ da dưới ánh nắng càng lâu. SPF chỉ liên quan tới khả năng chống tia UVB gây cháy da mà không chống được tia UVA làm lão hóa da. Theo các chuyên gia y tế, đối với người da sáng nên sử dụng SPF 30, người có da trung bình hoặc sậm màu có thể dùng SPF 20. Không nên dùng kcn có chỉ số SPF quá cao. SPF càng lớn, kem lưu trên da lâu quá, nó sẽ kết hợp với chất tiết của da, dịch mồ hôi tạo ra các phản ứng hóa học, sinh ra các gốc tự do làm cho da tổn thương và biến màu. Khi đó, những hiện tượng đồi mồi, tàn nhang sẽ tăng lên.

Chỉ số PA: được viết tắt bởi PFA (Protection Factor of UVA) là chỉ số nói lên khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA của kem chống nắng. Trên thực tế, hầu hết kem chống nắng đều có khả năng lọc tia UVB, rất ít sản phẩm có thể bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVA. Vì vậy, các hãng sản xuất mỹ phẩm mới đưa ra chỉ số PA theo các mức tương ứng:

- PA : Có hiệu quả chống tia UVA (mức độ 40 - 50%)

- PA : Rất hiệu quả chống tia UVA (mức độ 60 - 70%)

- PA : Hiệu quả chống tia UVA cao nhất (mức độ 90% trở lên, tối đa là 98%).

Broad-spectrum: Có nghĩa là loại kem chống nắng này có thể bảo vệ da khỏi cả UVA lẫn UVB.

Water – resistant: Nghĩa là kem chống nắng sẽ tiếp tục lưu lại trên da trong một khoảng thời gian khi da bị ướt (do vận động ra mồ hôi hoặc tắm biển, đi bơi,…). Bạn có thể sẽ thấy thêm chú thích “40 minutes” hoặc “80 minutes”, đó là khoảng thời gian kem chóng nắng lưu lại trên da, sau khoảng thời gian đó, bạn cần bôi lại 1 lớp kem chống nắng khác.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm