Chữa bệnh bằng khăn chườm nóng

29/02/2016 - 18:38
Một chiếc khăn nóng dùng để chườm đôi khi mang lại hiệu quả chữa bệnh bạn không ngờ tới.
Khăn_chườm.jpg

Bạn chọn lấy một chiếc khăn sạch, ngâm trong nước nóng khoảng 40-45 độ C, sau khi vắt chườm lên cơ thể từ 15-20 phút, mỗi ngày làm 3-4 lần có thể chữa 10 loại chứng bệnh sau:

  1. Mắt sưng mọng

Khăn chườm nóng có thể thúc đẩy việc tuần hoàn máu quanh vùng mắt, giảm bớt căng thẳng cho mắt, giải quyết tình trạng khô mắt, và còn có khả năng làm sáng mắt.

  1. Nặng tai

Dùng khăn nóng nhẹ nhàng day, xoa hoặc chườm lên hai tai có thể giúp vùng tai lưu thông máu, phòng tránh tình trạng tai do thiếu máu mà dẫn tới ù, nghe không rõ.

khan_chuom_1.jpg
  1. Váng đầu

Dùng khăn nóng đắp sau gáy vài phút có thể kích thích các huyệt vị ở khu vực này, giúp cải thiện tình trạng đau, váng đầu, hơn nữa có thể nâng cao khả năng phản ứng và tư duy.

  1. Sái cổ

Bị sái cổ do ngủ sai tư thế có thể dùng khăn nóng chườm lên vùng đau. Trong quá trình chườm bạn cũng cần vận động một chút để tăng thêm hiệu quả, bằng cách từ từ rướn cổ ra trước và sau, nhẹ nhàng xoay cổ sang hai bên.

  1. Các bệnh về cổ

Nếu cổ bị cứng, đau mỏi hoặc bị lạnh có thể dùng khăn chườm nóng cải thiện tình trạng bệnh, giúp tăng cường tuần hoàn máu, giải phóng các cơ bị co giật và phòng ngừa các bệnh về cổ.

khan_chuom_3.jpg
  1. Đau nhức xương sống thắt lưng

Dùng khăn nóng chườm lên vùng thắt lưng bị đau nhức có thể giảm bớt triệu chứng cục bộ. Nếu như tình trạng bệnh nghiêm trọng bạn cần đi gặp bác sĩ để kịp thời điều trị.

  1. Đau nhức bàn tọa

Các cơ thịt ở vùng mông cứng nhắc, đau nhức, hoạt động không linh hoạt, bạn có thể dùng khăn chườm lên chỗ đau trong tư thế nằm sấp.

  1. Rong kinh hoặc đau bụng kinh do trời lạnh

Chị em khi bị rong kinh hoặc đau bụng do bị lạnh, dùng khăn nóng chườm có tác dụng như dùng thuốc lưu thông khí huyết, giải phóng máu bị ứ đọng.

khan_chuom_2.jpg
  1. Vấp ngã bị thương

Bị thương khi vận động không thể dùng khăn nóng chườm ngay lúc mới bị, mà cần chờ 2-3 ngày sau đó, khi vết thương không còn chảy máu và cũng không sưng tấy mới có thể chườm nóng để giảm đau.

  1. Đau cứng do châm cứu

Nhẹ nhàng chườm khăn nóng lên khu vực đau cứng sau khi châm cứu trong khoảng 30 phút để thúc đẩy tuần hoàn máu vùng bị cứng và đẩy mạnh việc hấp thụ thuốc. Khi khăn nguội bạn hãy ngâm nóng lại rồi tiếp tục chườm.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm