Chữa bệnh ‘giả điếc’ cho con

15/04/2016 - 05:00
Bố mẹ gọi, nói to, thậm chí quát lên nhưng các con vẫn vờ như không nghe thấy. Hãy trị bệnh cho trẻ bằng những "liều thuốc" hiệu nghiệm sau đây:
trehetgialo4.jpg
Nhiều trẻ giả điếc khi bố mẹ gọi. Ảnh minh họa internet

Sử dụng từ đơn

Con gái 8 tuổi của tôi chỉ làm một việc duy nhất ở nhà là rửa bát. Tuy nhiên, ăn xong, con luôn giả lơ để làm việc khác. Sau bữa ăn nào tôi cũng phải nhắc nhở, giục giã con.

Trước đây, sau khi con bỏ qua lời nhắc nhở lặp đi lặp lại của mẹ, tôi thường bắt con ngồi xuống và rao giảng khoảng mười phút là tôi không phải là ô sin của con, các con phải có trách nhiệm phải làm việc nhà... Nhưng, giờ đây, tôi thay đổi “chiến thuật”. Trẻ thường biết phải làm gì, nên chỉ cần nhắc nhở đơn giản. Thay vì nói nhiều, tôi chỉ dùng một từ đơn để con dễ nhớ.

Kết quả là, sau bữa ăn tối, tôi chỉ nói “bát đũa”. Lúc đầu, con gái nhìn tôi như thể người ngoài hành tinh. Nhưng một giây sau, con cầm bát đũa lên và đi về phía nhà bếp. Sau khoảng 3 tuần như vậy, tôi không cần phải nói gì mà con tự động làm. “Răng” - vậy là con đi đánh răng. “Giày” - con lập tức nhặt giày và cất vào nơi quy định.

trehetgialo1.jpg
Dùng từ đơn, có hiệu quả trong việc nhắc nhở trẻ. Ảnh minh họa internet

Biến chỉ thị thành lời hướng dẫn

Con trai 4 tuổi của chị Hoàng Oanh (Đà Nẵng) thường có thói quen không chịu ngồi một chỗ để ăn mà chạy loanh quanh khắp phòng. Trước đây, chị thường quát con, yêu cầu con ngồi yên một chỗ nhưng bé không nghe lời. Chị liền gào lên, ra lệnh: “Con ngồi xuống ngay! Sao con cứng đầu cứng cổ thế!”. Cậu bé khóc nhưng vẫn chống lại sự áp đặt của mẹ.

Trẻ em không phải là robot được lập trình sẵn, thế nên chúng luôn muốn làm mọi việc theo ý mình. Đó là lý do tại sao chúng thường làm ngược lại những lời người lớn yêu cầu. Chính vì vậy, chỉ cần biến chỉ thị thành lời hướng dẫn mọi chuyện sẽ thay đổi. Mỗi khi thằng bé chạy ra khỏi ghế trong bữa ăn, chị Hoàng Oanh nhắc: “Con trai, ghế là dùng để ngồi”.  Nghe thấy vậy, bé mỉm cười với mẹ, ngồi xuống và sau đó bắt đầu ăn. 

trehetgialo3.jpg
Cho con lựa chọn, quyết định, con sẽ thực hiện theo yêu cầu. Ảnh minh họa internet

Cho con sự lựa chọn

Hai đứa con của tôi nhất định không chịu đội mũ khi đi xe đạp ngoài công viên, dù trời rất nắng. Mẹ thuyết phục, thậm chí quát lên nhưng cậu con trai vẫn không nghe. Tôi liền “đổi giọng”: “Con có thể lựa chọn, nếu con đội mũ thì mẹ con mình tiếp tục đi xe đạp, còn nếu không chúng ta sẽ quay về nhà”. Ngay lập tức, con tôi đội chiếc mũ lên đầu.

Việc đe dọa và trừng phạt không phải là một cách hay. Nhưng nếu cho trẻ được đưa ra quyết định, có khả năng trẻ sẽ làm theo lời yêu cầu của người lớn.   

Nói ra kế hoạch và mong muốn của bạn

trehetgialo2.jpg
Nói ra kế hoạch của người lớn, trẻ sẽ giúp bạn thực hiện. Ảnh minh họa internet.

Lắng nghe con

Khi hai đứa con tôi chơi với nhau, thằng bé thường khóc lóc, gào lên: Mẹ ơi, chị không cho con chơi cùng. Trước đây, tôi thường nói với con: “Con trai gì mà mau nước mắt. Con nín đi chứ!”. Nghe thế, con càng khóc to hơn. 

Tôi thay đổi cách xử lý, nhìn vào mắt con và nói: “Con đang thấy thất vọng đúng không? Để mẹ bảo chị cho con chơi cùng, mỗi người một lượt nhé”. Nghe thế, con ngừng khóc.

Điều quan trọng là cha mẹ nên lắng nghe con. Yêu cầu một đứa trẻ ngừng khóc giống như một thông điệp nói cảm xúc của chúng không quan trọng. Trẻ em thường khóc bởi chúng không thể chia sẻ cảm xúc và lý do vì sao chúng khóc với ai. Vì vậy, nếu bạn thể hiện sự đồng cảm với con, thái độ của con cũng sẽ thay đổi.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm