Hãng hàng không Ấn Độ Air India vận hành các chuyến bay lịch sử AI 173 từ Delhi đến San Francisco (Mỹ) do 4 phi công và 14 thành viên phi hành đoàn toàn là nữ đảm tráchi từ ngày 6 đến 8/3.
|
Nữ cơ trưởng Kshamta Bajpayee và 3 phi công Shubhangi Singh, Kirti Gupta và Amrit Namdhari |
Chủ tịch và Giám đốc điều hành Air India Cashwani Lohani khẳng định chuyến bay đến San Francisco ngày 6/3 sẽ là một biểu tượng “trao quyền cho phụ nữ” khi đội ngũ phi hành đoàn nữ làm chủ bầu trời trong suốt hành trình dài nhất. Theo ông Lohani, các hãng hàng không Ấn Độ hiện có khoảng 3.800 lao động nữ trong tổng số 27.500 nhân công. Các hãng hàng không luôn tôn trọng lực lượng này, đặc biệt chú trọng công tác nâng cao năng lực của đội ngũ phi công, kỹ sư…
|
Chuyến bay lịch sử AI 173 từ Delhi đến San Francisco ngày 6/3 |
Chuyến bay đầu tiên sẽ thiết lập một kỷ lục thế giới cho một hành trình bay dài 17 tiếng do phụ nữ điều hành từ phi công, phi hành đoàn cho đến tiếp viên, bác sĩ, nhân viên phục vụ ăn uống, điều hành cất cánh, tiếp đất, đội ngũ kiểm tra check-in… Chỉ huy chuyến bay được xem là một ngày trọng đại đối với nữ cơ trưởng Kshamta Bajpayee và 3 phi công Shubhangi Singh, Kirti Gupta và Amrit Namdhari.
Phát biểu tại buổi lễ xuất quân, cơ trưởng Kshamta Bajpayee chia sẻ: “Tôi cảm thấy thực sự hạnh phúc khi trở thành một thành viên trong đại gia đình Air India. Chỉ khi nào bạn muốn bạn có thể được cấp ước ấy. Làm chủ hành bay khiến giấc mơ của tôi trở thành hiện thực”. Kirti Gupta cũng cho biết đó là một khoảnh khắc tự hào khi lái máy bay suốt 17 giờ trên quãng đường 14.600 km.
|
Phi công và đội ngũ tiếp viên, phục vụ, vận hành chuyến bay AI 173 |
|
Phi công và đội ngũ tiếp viên trên AI 173 |
Bên cạnh đó, các sân bay quốc gia ở Ấn Độ cũng thông báo rằng trên 20 chuyến bay nội địa ngày 8/3, tất cả phi hành đoàn cũng do các bóng hồng đảm trách. Air India là hãng đầu tiên trên thế giới bắt đầu vận hành các phi hành đoàn toàn phụ nữ từ năm 1985.