Chuyên gia bật mí cách tăng giá trị bền vững cho sản phẩm OCOP

Trần Lê
19/08/2021 - 06:00
Chuyên gia bật mí cách tăng giá trị bền vững cho sản phẩm OCOP

Livestream “Quyền sở hữu trí tuệ - Giá trị bền vững cho sản phẩm OCOP"

Livestream “Quyền sở hữu trí tuệ - Giá trị bền vững cho sản phẩm OCOP” do TƯ Hội LHPN Việt Nam phối hợp thực hiện vào 10h25 – 11h25 ngày 20/08/2021 sẽ cung cấp cho phụ nữ khởi nghiệp các nội dung liên quan tới tạo lập, quản lý và khai thác quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm OCOP.

Sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương là lĩnh vực được nhiều chị em chọn để khởi nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho bản thân và những người xung quanh. 

Kể từ khi triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong khuôn khổ Đề án Hỗ trợ Phụ nữ khởi nghiệp (Đề án 939), Hội LHPN Việt Nam đã chủ động phát huy vai trò của hội viên, phụ nữ tham gia chương trình OCOP với tư cách vừa là chủ thể tuyên truyền, vận động, vừa là chủ thể tham gia xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, vừa là chủ thể quan trọng quyết định lựa chọn tiêu dùng sản phẩm OCOP trong gia đình.

Chuyên gia bật mí cách tăng giá trị bền vững cho sản phẩm OCOP  - Ảnh 1.

Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp đã khuyến khích, hỗ trợ chị em mạnh dạn khởi nghiệp với sản phẩm OCOP

Thông qua đề án, Hội đã khuyến khích hỗ trợ chị em phụ nữ mạnh dạn khởi nghiệp với sản phẩm OCOP để thoát nghèo; hỗ trợ thành lập trên 6.000 tổ hợp tác, tổ liên kết, trên 500 hợp tác xã. Trong đó có nhiều HTX/THT do Hội LHPN Việt Nam hỗ trợ đã có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 - 4 sao; tiêu biểu như HTX dược liệu ATC tại Nam Định, HTX bún miến Đa Mai tại Bắc Giang, HTX cam 3T,  HTX Dịch vụ nông nghiệp tại Hòa Bình, HTX thu mua chế biến hải sản Phú Khương tại Hà Tĩnh, HTX Cao An xoa, HTX Sen Trường Phát tại Đồng Nai,… 

Tuy nhiên, dù đã đạt những kết quả rất đáng mừng như vậy, nhưng các sản phẩm OCOP nói chung và các sản phẩm OCOP do phụ nữ làm chủ, tham gia xây dựng vẫn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường, đặc biệt còn tồn tại những vấn đề liên quan đến đăng ký  sở hữu trí tuệ nhằm xây dựng thương hiệu và bảo vệ tài sản trí tuệ.

Tiếp nối chuỗi hoạt động hỗ trợ, tạo ra chuyển biến cả về chất và lượng phong trào khởi nghiệp của các chị em phụ nữ, Hội LHPN Việt Nam phối hợp cùng VTC16 thực hiện Livestream "Quyền sở hữu trí tuệ - Giá trị bền vững cho sản phẩm OCOP", cung cấp thêm các kiến thức, kỹ năng liên quan tới tạo lập, quản lý và khai thác quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm OCOP - một trong những vấn đề đang rất được nhiều doanh nghiệp, HTX, THT và các chị em phụ nữ khởi nghiệp quan tâm. 

Qua chia sẻ của các vị khách mời, chị em có hình dung rõ hơn về các bước đăng ký sở hữu tài sản trí tuệ; tầm quan trọng của việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm OCOP; các bước cần thực hiện để giúp các sản phẩm OCOP phát huy được các giá trị của cộng đồng. 

Những chia sẻ này không chỉ giải đáp được những thắc mắc mà còn góp phần tạo thêm động lực để các chủ thể OCOP chuẩn hóa, thực hiện bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, cũng như khai thác chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm của mình.

Livestream "Quyền sở hữu trí tuệ - Giá trị bền vững cho sản phẩm OCOP" diễn ra từ 10h25 – 11h25 ngày 20/08/2021. Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời: PGS.TS Trần Văn Ơn - Cố vấn Quốc gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Ông Nguyễn Văn Bảy – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ; Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Trung tâm Thẩm định chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu quốc tế, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đón xem trên VTC16 và xem trực tiếp tại tại:

- Fapage VTC 16: https://www.facebook.com/kenhvtc16/
- Fanpage Hỗ trợ PNKN: https://www.facebook.com/HTPNKN939/
- Youtube Hỗ trợ PNKN: https://www.youtube.com/.../UCfsblD0y0feu2bgl5MJ.../featured

Bạn cũng có thể gọi điện về tổng đài 19006145 để đặt câu hỏi cho các chuyên gia.

* OCOP là gì?

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, theo định hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong cơ chế thị trường.

* Cách phân hạng OCOP: dựa theo bộ tiêu chí, đánh giá theo thang điểm 100. Sản phẩm OCOP được phân theo 5 hạng sao, gồm:

- 1 sao: sản phẩm khởi điểm tham gia chương trình, tổng điểm đạt dưới 30.

- 2 sao: sản phẩm đã được hình thành ở địa phương nhưng cần tiếp tục hỗ trợ, nâng cấp. Tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến 49 điểm.

- 3 sao: sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn, có thương hiệu. Tổng điểm trung bình đạt từ 50 đến 69 điểm.

- 4 sao: sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thương hiệu, có thể nâng cấp để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến 89 điểm.

- 5 sao: sản phẩm đặc sắc, chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm.

* Giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên có thời hạn 36 tháng.

 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm