Chuyên gia lý giải ăn dứa nóng hay mát

29/05/2019 - 16:16
Mùa hè đến, nắng nóng ngột ngạt khiến Ly thường xuyên khát nước và khó chịu ở cổ họng. Thấy mọi người trong văn phòng vẫn đặt các loại nước ép, nhất là món nước dứa, vì nghe đồn nước dứa giúp giảm cân.
Chị Ly tìm hiểu trên mạng thấy nước ép dứa đúng là rất có lợi cho sức khỏe, lại có nhiều vitamin. Ngoài ra, nước ép dứa còn làm đẹp da, chống nắng, ngăn ngừa một số bệnh, lại giúp chắc xương, ngừa ung thư…
 
0433_dua_tot_cho_suc_khoe_2.jpg
Trong dứa có chất bromelain có thể gây dị ứng nhẹ ở da với một số người nếu như ăn nhiều

 

Vì thế, chị Ly rất an tâm và mua về uống thay nước lọc. Chị uống liên tục như vậy trong gần hai tháng, mỗi ngày 2 ly lớn với hy vọng giảm cân và đẹp da. Không chỉ uống nước ép dứa hàng ngày mà chị còn mua dứa về để chế biến thành các món ăn cho gia đình như dứa xào lòng mề, cá sốt dứa, canh chua dứa…
 
Cho đến thời gian gần đây, chị bị nhiệt miệng và mọc mụn lớn trên mặt và cơ thể, chị không hiểu nguyên nhân từ đâu vì như thông tin trên mạng thì nước dứa mát chứ không nóng.
 
Bac sĩ Đào Thị Ngọc (Viện Y học ứng dụng Việt Nam) lý giải về hiện tượng phát nóng ra ngoài khi uống quá nhiều nước ép dứa. Mọi loại thực phẩm đều có mặt tốt nếu ta sử dụng đúng cách và mặt xấu nếu như ta lạm dụng. Trong trường hợp này, chị Ly được coi vào lạm dụng nước dứa.
 
Thực tế cho thấy, dứa có tính bình, nhiều sinh tố C, chất xơ giúp làm mát, đẹp da, tuy nhiên trong dứa có chất bromelain có thể gây dị ứng nhẹ ở da với một số người nếu như ăn nhiều. Chất bromelain có trong dứa nếu dùng chung với các loại kháng sinh như: Amoxicillin, tetracycline, chloramphenicol có thể tăng sự hấp thụ các chất kháng sinh, khiến mức độ thuốc trong máu tăng. Chính sự kết hợp của một loại enzyme đặc biệt trong dứa và tính chất axit của loại trái cây này là lý do gây nhiệt miệng đối với người sử dụng nước dứa quá nhiều.
 
 
Do vậy, để tránh tình trạng nêu trên, bạn nên dùng nước ép dứa một cách khoa học. Cụ thể, một tuần chỉ nên ăn dứa 1 lần và ăn đa dạng thêm các loại rau củ quả khác giúp đẹp da và giữ vóc dáng cân đối. Đối với nước ép dứa cũng vậy, cũng chỉ nên 1 tuần uống một lần giống như ăn dứa.
 

7 chú ý khi ăn dứa để tránh ảnh hưởng đến cơ thể:

Không ăn dứa khi đói: Vì enzyme phân hủy trong loại quả này khá mạnh, nếu ăn khi bụng đói sẽ khiến dạ dày bị tổn thương.

Không ăn dứa khi chưa ngâm qua muối: Nhiều người có thói quen gọt dứa rồi ăn luôn nên thường bị rát lưỡi, đó là do chất bio-boron và bromelin có trong dứa có tác dụng làm mềm thịt. Hãy ngâm nước muối trước khi ăn để hạn chế tình trạng này.

Không ăn dứa bị dập nát: Dứa là loại cây thường mọc sát đất nên dễ là môi trường cư trú của nấm, khi quả dứa không còn nguyên vẹn nấm sẽ có cơ hội phát triển mạnh. Nếu ăn dứa nhiễm nấm bạn sẽ dễ bị ngộ độc, nổi mề đay, mẩn ngứa.

Không ăn dứa xanh: Khi còn xanh dứa có nhiều chất chưa được chuyển hóa rất có hại cho sức khỏe vì thế khi còn xanh tuyệt đối không ăn dứa hay uống nước dứa xay trực tiếp.

Không ăn dứa khi bị loét miệng, loét dạ dày: Bởi quả dứa có tính axit ăn dứa sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

Bị huyết áp cao không nên ăn dứa: Ăn nhiều dứa sẽ bị tăng huyết áp, nên người bị huyết áp cao tốt nhất nên tránh xa.

Không ăn dứa kết hợp với mật ong: Mật ong và dứa là hai thực phẩm lành tính nhưng khi kết hợp với nhau sẽ tạo khí trong dạ dày.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm