Cô gái dân tộc Tày Bế Thị Băng giành vương miện 'Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết' 2019

19/04/2019 - 09:37
Tối 18/4, tại Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết “Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết 2019”. Đây là cuộc thi dành cho các nữ thanh niên khuyết tật Việt Nam, với tiêu chí vẻ đẹp của con người không chỉ nằm ở hình thể mà còn tiềm ẩn trong tâm hồn, nghị lực, trí tuệ.
9 thí sinh được tôn vinh trong đêm Gala gồm: Lê Thị Hương Giang (SBD 64 - Hà Nội), Phan Thị Kim Vân (SBD 62 - Quảng Nam), Lê Thị Trang (SBD 46 - Bình Dương), Nguyễn Thị Huyền (SBD 43 - Đắk Nông), Nguyễn Thị Ly (SBD 59 - Thanh Hóa), Nguyễn Thị Lệ Thu (SBD 40 - Bắc Giang), Phạm Thị Thắm (SBD 21 - Thanh Hóa), Bùi Thị Phương (SBD 41 - Vĩnh Phúc), và Bế Thị Băng (SBD 20 - Cao Bằng). Đây là những đại diện cho các nữ thanh niên sống chung với các dạng tật khác nhau, bao gồm khuyết tật vận động từ nhẹ tới nặng, xương thủy tinh và khiếm thị…
9 thí sinh được tôn vinh trong đêm Gala gồm: Lê Thị Hương Giang (SBD 64 - Hà Nội), Phan Thị Kim Vân (SBD 62 - Quảng Nam), Lê Thị Trang (SBD 46 - Bình Dương), Nguyễn Thị Huyền (SBD 43 - Đắk Nông), Nguyễn Thị Ly (SBD 59 - Thanh Hóa), Nguyễn Thị Lệ Thu (SBD 40 - Bắc Giang), Phạm Thị Thắm (SBD 21 - Thanh Hóa), Bùi Thị Phương (SBD 41 - Vĩnh Phúc), và Bế Thị Băng (SBD 20 - Cao Bằng). Đây là những đại diện cho các nữ thanh niên sống chung với các dạng tật khác nhau, bao gồm khuyết tật vận động từ nhẹ tới nặng, xương thủy tinh và khiếm thị…
Phần thi Tài năng, mỗi “Vầng trăng khuyết” đem tới cho ban giám khảo cùng khán giả một câu chuyện về những ước mơ, khát vọng cháy bỏng của riêng mình hay những màn múa, nhảy đặc sắc. Trong ảnh là thí sinh Bế Thị Băng duyên dáng với tiết mục múa
Phần thi Tài năng, mỗi “Vầng trăng khuyết” đem tới cho ban giám khảo cùng khán giả một câu chuyện về những ước mơ, khát vọng cháy bỏng của riêng mình hay những màn múa, nhảy đặc sắc. Trong ảnh là thí sinh Bế Thị Băng duyên dáng với tiết mục múa
Tiếp đó, các thí sinh đã trình diễn những bộ trang phục một cách tự tin và đầy lôi cuốn
Tiếp đó, các thí sinh đã trình diễn những bộ trang phục một cách tự tin và đầy lôi cuốn
Thí sinh Lê Trang (khuyết tật khiếm thị) đến từ Bình Dương, hiện là MC và BTV tại TPHCM.
Thí sinh Lê Trang (khuyết tật khiếm thị) đến từ Bình Dương, hiện là MC và BTV tại TPHCM.
Nguyễn Thị Ly sinh ra và lớn lên tại một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Năm lên 3 tuổi, Ly bị ốm và được gia đình đưa đi tiêm, do sơ ý của bác sĩ đã bị tiêm nhầm vào dây thần kinh và từ đó cô bị tật ở chân.
Nguyễn Thị Ly sinh ra và lớn lên tại một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Năm lên 3 tuổi, Ly bị ốm và được gia đình đưa đi tiêm, do sơ ý của bác sĩ đã bị tiêm nhầm vào dây thần kinh và từ đó cô bị tật ở chân.
Nguyễn Thị Huyền (Đắk Nông), khuyết tật vận động. Huyền chia sẻ, khuyết tật trên cơ thể không hẳn là kém may mắn, bởi kém may mắn chính là bạn thiếu sự tin tưởng vào bản thân, luôn tỏ ra yếu đuối, dễ dàng gục ngã và không hề có định hướng, đam mê bản thân. Với cô khuyết tật là bất tiện chứ không hề bất hạnh.
Nguyễn Thị Huyền (Đắk Nông), khuyết tật vận động. Huyền chia sẻ, khuyết tật trên cơ thể không hẳn là kém may mắn, bởi kém may mắn chính là bạn thiếu sự tin tưởng vào bản thân, luôn tỏ ra yếu đuối, dễ dàng gục ngã và không hề có định hướng, đam mê bản thân. Với cô khuyết tật là bất tiện chứ không hề bất hạnh.
Bùi Thị Phương (Vĩnh Phúc), khuyết tật vận động. Phương chưa bao giờ nghĩ mình là một người khuyết tật. Cô sinh ra một người bình thường nhưng cơn sốt cao lúc 3 tháng tuổi đã làm cho một bên chân phải của cô teo đi, giảm vận động. Theo năm tháng, bên chân đó không lành lặn đã khiến cho dáng đi của cô khập khiễng. Nhưng chính khó khăn, trở ngại, vất vả này đã khiến Phương nỗ lực vươn lên và khẳng định mình
Bùi Thị Phương (Vĩnh Phúc), khuyết tật vận động. Phương chưa bao giờ nghĩ mình là một người khuyết tật. Cô sinh ra một người bình thường nhưng cơn sốt cao lúc 3 tháng tuổi đã làm cho một bên chân phải của cô teo đi, giảm vận động. Theo năm tháng, bên chân đó không lành lặn đã khiến cho dáng đi của cô khập khiễng. Nhưng chính khó khăn, trở ngại, vất vả này đã khiến Phương nỗ lực vươn lên và khẳng định mình
Kết quả: Giải Nhất và vương miện 'Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết' 2019 thuộc về cô gái dân tộc Tày bị khuyết 1 chân Bế Thị Băng (Cao Bằng). Ngoài ra, Bế Thị Băng còn được trao Giải Tài năng và Giải Thí sinh được yêu thích nhất.
Kết quả: Giải Nhất và vương miện 'Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết' 2019 thuộc về cô gái dân tộc Tày bị khuyết 1 chân Bế Thị Băng (Cao Bằng). Ngoài ra, Bế Thị Băng còn được trao Giải Tài năng và Giải Thí sinh được yêu thích nhất.
Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh làm giám khảo và trao vương miện cho Bế Thị Băng. Đỗ Mỹ Linh chia sẻ: Vẻ đẹp vầng trăng khuyết' là cuộc thi khuyến khích phụ nữ khuyết tật xóa bỏ mặc cảm, thêm tự tin thể hiện bản thân. Ban tổ chức cũng mong muốn thay đổi các định kiến không bình đẳng, khẳng định các giá trị và quyền của người khuyết tật.Ảnh: Vũ Toàn
Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh làm giám khảo và trao vương miện cho Bế Thị Băng. Đỗ Mỹ Linh chia sẻ: Vẻ đẹp vầng trăng khuyết' là cuộc thi khuyến khích phụ nữ khuyết tật xóa bỏ mặc cảm, thêm tự tin thể hiện bản thân. Ban tổ chức cũng mong muốn thay đổi các định kiến không bình đẳng, khẳng định các giá trị và quyền của người khuyết tật.Ảnh: Vũ Toàn
Giải Nhì thuộc về cô gái khiếm thị Lê Hương Giang (Hà Nội). Giang sinh năm 1995, từng đoạt giải Nhất cuộc thi Người dẫn chương trình The Next 2016. Ngoài ra, Hương Giang còn là đạo diễn phim ngắn “Khi bạn tin bạn có thể - bạn có thể”; người sáng lập Đom Đóm Studio chuyên sản xuất nhiều talkshow về người khuyết tật phát trên Youtube.
Giải Nhì thuộc về cô gái khiếm thị Lê Hương Giang (Hà Nội). Giang sinh năm 1995, từng đoạt giải Nhất cuộc thi Người dẫn chương trình The Next 2016. Ngoài ra, Hương Giang còn là đạo diễn phim ngắn “Khi bạn tin bạn có thể - bạn có thể”; người sáng lập Đom Đóm Studio chuyên sản xuất nhiều talkshow về người khuyết tật phát trên Youtube.
Giải Ba và giải Thân thiện thuộc về thí sinh Phan Thị Kim Vân (Quảng Nam).
Giải Ba và giải Thân thiện thuộc về thí sinh Phan Thị Kim Vân (Quảng Nam).
Giải Truyền thông ấn tượng nhất dành cho Phạm Thị Thắm (Thanh Hóa).
Giải Truyền thông ấn tượng nhất dành cho Phạm Thị Thắm (Thanh Hóa).
Các thí sinh trong đêm chung kết
Các thí sinh trong đêm chung kết

Người khuyết tật trên 2 tuổi ở Việt Nam chiếm 7% dân số tương đương với 6,2 triệu người. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia vào Công ước về quyền của người khuyết tật và việc thực thi nghĩa vụ thành viên công ước năm 2007. Để Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Công ước về quyền của người khuyết tật, Quốc hội khoá XIII đã phê chuẩn Công ước tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10-2014). Luật người khuyết tật Việt Nam ra đời năm 2010 thay thế cho Pháp lệnh người tàn tật năm 1998 như một cam kết về Chính trị của Đảng và Nhà nước đối với quyền lợi của người khuyết tật. Ngày 18/4 hàng năm được chọn là Ngày người khuyết tật Việt Nam. 

 
Danh sách các thí sinh đoạt giải trong Đêm Gala tôn vinh: 
Giải nhất: SBD 20 - Bế Thị Băng 
Giải nhì: SBD 64 - Lê Hương Giang 
Giải ba: SBD 62 - Phan Thị Kim Vân
 
5 thí sinh đoạt các giải phụ:
Giải truyền thông ấn tượng:SBD 21 - Phạm Thị Thắm
Giải ứng xử: SBD 62 - Phan Thị Kim Vân
Giải tài năng: SBD 20 - Bế Thị Băng
Giải yêu thích: SBD 20 - Bế Thị Băng
Giải thân thiện: SBD 62 - Phan Thị Kim Vân

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm