Mở lối đi riêng với kỳ thi PTE Academic
Với cách giảng dạy tiếng Anh tương tác, gần gũi, trang facebook của cô giáo 9X Moni Vương có hơn 2,500 học sinh theo dõi, gần 5,000 người subsribe (đăng ký) trên kênh youtube, gồm học sinh trên toàn thế giới như Ấn Độ, Indonesia, Úc… Những học sinh này vô cùng thích thú với kỳ thi tiếng Anh PTE của cô giáo 9X Moni Vương.
Sinh ra và lớn lên tại Nga và hiện đang sinh sống ở Sydney (Úc), Moni Vương làm quen với các kì thi chuẩn hóa tiếng Anh từ ngày còn nhỏ. Cũng như nhiều học sinh khác, Moni từng “cày” IELTS nhiều lần để cải thiện điểm số của mình. “Lần đầu mình thi IELTS thì Speaking chỉ được 6.5, sau đó mình tìm hiểu nhiều phương pháp học hơn thì điểm lần sau đều là 8.0 và điểm tổng (overall score) là 8.0.”
Ngay cả những người bản xứ thi IELTS đa phần điểm chỉ nằm trong khoảng 7.0 – 7.5, với thành tích IELTS này, Moni hoàn toàn có thể mở lớp luyện thi IELTS tại Úc và trở thành giáo viên IELTS “ngon lành”. Tuy nhiên, phương châm sống của Moni là “Never give up, the best is yet to come” (Không bao giờ từ bỏ, điều tốt đẹp nhất vẫn chưa đến), vì thế cô gái trẻ đã tiếp tục thử thách mình với kì thi hoàn toàn mới là PTE.
PTE (Pearson’s Test of English) Academic là một bài thi kiểm tra học thuật tiếng Anh trên máy tính, nhằm đánh giá các kĩ năng sử dụng tiếng Anh: Nghe, Nói, Đọc, Viết của thí sinh. Ngay lần đầu tiên thi PTE, Moni đã đạt được số điểm rất cao và trong quá trình luyện thi, Moni đã nhận thấy rất nhiều ưu điểm vượt trội của kì thi này so với các kỳ thi chuẩn hóa quen thuộc khác. Vậy là Moni “bén duyên” với PTE từ đây và đã hơn 1 năm nay, cô giáo Moni đang giảng dạy PTE cho các học sinh tại Úc và New Zealand, cũng như dạy online cho nhiều học sinh khác trên thế giới, đặc biệt là học sinh Viêt Nam.
Thành công nhờ chọn hướng tiếp cận gần gũi trên các kênh mạng xã hội
Theo Moni chia sẻ, kì thi PTE Academic hiện nay đã được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới bởi hàng ngàn trường đại học, cao đẳng, phổ thông, thậm chí, trường kinh doanh của Đại học Harvard cũng đã công nhận điểm của PTE Academic. Bên cạnh đó, rất nhiều đại sứ quán các nước cũng công nhận PTE Academic để đáp ứng được tiêu chí tiếng Anh trong việc xét hồ sơ xin visa du học, định cư và làm việc của các công dân đến từ các nước không nói tiếng Anh. Đặc biệt, với những bạn có ý định đến sinh sống và học tập tại Úc hay New Zealand thì PTE sẽ là kì thi được ưu tiên hàng đầu.
PTE là kì thi 100% trên máy tính, khác với các kì thi có dùng giấy và hỏi vấn đáp. PTE đòi hỏi thí sinh phải có tư duy ngôn ngữ tốt thông qua những câu hỏi cần phối hợp nhiều hơn một kĩ năng như nghe – nói, nghe – viết… Qua thời gian học, luyện thi và giảng dạy PTE, Moni cho biết: “Quan trọng nhất vẫn là luyện tâp với người nói tiếng Anh tốt hơn mình hoặc người bản địa, vì như thế tư duy của mình sẽ tăng lên, họ cũng sẽ sửa lỗi cho mình luôn. Nên tận dụng cơ hội nói tiếng Anh mọi lúc mọi nơi thì phản ứng của bạn sẽ nhanh hơn nhiều!”
Moni lựa chọn hướng quảng bá hình ảnh khá lạ và rất đúng xu thế, đó là dùng các kênh mạng xã hội như Facebook, YouTube, Instagram… để vừa giảng dạy tiếng Anh, vừa tương tác với kết nối với học sinh một cách gần gũi. “Mình là một người trẻ thế hệ 9X, sinh ra và lớn lên trong thế giới của các thiết bị công nghệ, vì thế nếu có giảng dạy hay tạo dựng sự nghiệp, mình cũng phải chọn các tiếp cận thật “công nghệ”, Moni tâm sự.
Moni muốn giới thiệu được kỳ thi PTE đến với nhiều học sinh Việt Nam hơn, thậm chí ở group học thi IELTS cũng dần biết đến PTE được chính là nhờ Youtube- 1 kênh thông tin tiếp cận tới nhiều lứa tuổi và đặc biệt là các bạn trẻ năng động, đam mê tìm tỏi, học hỏi. Moni tin rằng kỳ thi PTE rất phù hợp và có ích với các bạn học sinh Việt Nam có mong muốn du học tại Úc hoặc New Zealand.
Trang youtube của Moni dạy tiếng Anh theo kỳ thi PTE được đông đảo học sinh theo dõi: https://www.youtube.com/channel/UC75E-GWY0hj3Dkt_qhZzECw/. |