Mới đây, trường của con tôi tổ chức cho học sinh (HS) đi tham quan ở bảo tàng. Con tôi nhất quyết xin mẹ cho tham dự cùng các bạn dù mới nhập học được 1 tháng, hãy còn lạ nước lạ cái. Ban đầu, tôi không đồng ý vì nghĩ con ham vui vậy thôi chứ bảo tàng đó, con đã đi ít nhất 3 lần suốt trong thời gian học từ tiểu học tới THCS rồi.
Không ngờ, chiều hôm sau, chính cô giáo gọi điện cho tôi nói nên cho con tham gia cùng các bạn. Đây là cơ hội để cô và các học sinh hiểu nhau hơn. Chuyến đi cũng giúp con có thêm hiểu biết về lịch sử. Nể cô, tôi đành nhận lời nhưng lại có thêm một suy nghĩ tiêu cực khác, chắc là cô ăn “hoa hồng” của công ty du lịch nên mới sốt sắng như vậy.
Kết thúc chuyến tham quan, cô giáo Ngữ văn cho các con viết bài thu hoạch, có chấm điểm. Ảnh minh họa: Theo Tuổi Trẻ
Hóa ra, tôi đã sai. Chuyến đi của con tôi thành công mỹ mãn. Đó là nhờ cách tổ chức của trường rất khác biệt. Thay vì bỏ tiền đi thuê rồi khoán trắng cho hướng dẫn viên, em nào nghe thì nghe, hiểu đến đâu thì hiểu, 1 tuần trước khi đi tham quan, cô giáo cho các con tự tìm hiểu về bảo tàng, các hiện vật được trưng bày cùng các câu chuyện đằng sau đó.
Kết thúc chuyến tham quan, cô giáo Ngữ văn lại cho các con viết bài thu hoạch, có chấm điểm. Học sinh nào đạt điểm cao nhất còn được Hội cha mẹ HS tặng cuốn truyện về các nhân vật lịch sử nổi tiếng. Vì thế, các con rất hào hứng và chủ động khi đến bảo tàng chứ không cảm thấy lạc lõng vì không hiểu gì.
Kết thúc chuyến tham quan, cô giáo Ngữ văn lại cho các con viết bài thu hoạch, có chấm điểm. Học sinh nào đạt điểm cao nhất còn được Hội cha mẹ HS tặng cuốn truyện về các nhân vật lịch sử nổi tiếng. Vì thế, các con rất hào hứng và chủ động khi đến bảo tàng chứ không cảm thấy lạc lõng vì không hiểu gì.
Thiết nghĩ, hoạt động ngoại khóa là cần thiết nhưng phải thực chất, không hình thức “đi cho có”. Làm được điều đó, phụ huynh HS sẽ không còn phải lăn tăn suy nghĩ có nên cho con tham gia dã ngoại hay không?